Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
 
 
- Ca khúc là đời sống thứ hai, sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.

- Âm nhạc không thể tồn tại nếu vắng bóng con người.

- Ở đâu có con người, ở đó có tiếng hát.
trên mặt đất, trần gian này
tiếng hát nhắc nhở ta một điều giản dị:
tôi hát là tôi hiện hữu.

- Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống.

- Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư.

- Không có bài hát nào nói đủ về MẸ. Mất MẸ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người..

- Người ta có thể vui chơi, đàn đúm, quây quần một đời nhưng vẫn cứ lạc loài lẻ loi một chốc.
Một chốc mà là tất cả.
Cái sát na nhỏ bé của thời gian đôi khi quy định cả đời người.
Một người MẸ bỏ đi.
Một người tình bỏ đi.
cũng nằm trong cái sát na đó.

- Đừng tuyệt vọng
vì cuộc đời hồn nhiên đôn hậu vẫn luôn luôn cho ta những ngày vui khác.
Những ngày vui của đời thì thênh thang vô tận.
Hết cuộc tuyệt vọng này đến một cuộc tuyệt vọng khác biết đâu cũng là một niềm vui.
Một niềm vui dù không có thật
thì cũng đủ an ủi trong phút chốc.

- Từ buổi con người sống quá rẻ rúng
tôi biết rằng vinh vang chỉ là điều dối trá
Tôi không còn gì để chiêm bái
ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung.
Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng
để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa.

- Hãy đau đớn đi.
Biết đau nỗi đau của người khác và của chính mình
là dấu hiệu của lòng nhân ái.
Cái tín hiệu đó phát đi và mọi người nhận được.

- Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời.
Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng đến tương lai.

- Đừng than thân trách phận.
Đời không có lỗi với ai,
chỉ có ta có lỗi với đời.

- Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable - B. Pascal)
nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu
vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một.

- Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ.
Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi.
Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột.

- Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi.
Nó đẹp vì bất toàn.
Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi.
Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng.

- Đời sống có những nhầm lẫn trẻ thơ,
không nên giận dỗi.

- Đừng mơ ước gì xa xôi
bởi vì giấc mộng của chúng ta là có thật
hoặc có thật trong bờ cõi nhỏ nhắn
nhưng đôn hậu và tình tứ này.

- Con người vì một sự thông minh thiên phú
đã biết biến nơi cõi tạm này thành một chốn cư trú đầy huyễn hoặc.

- Có những kẻ thấy được thiên đường
Có những kẻ thấy được địa ngục .
Và có không ít những kẻ bị chọc mù đôi mắt
khi đi qua tình yêu.

- Tình yêu có thể nâng bổng con người
nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức.

- Tình yêu có lẽ là lời nói dối uyên thâm nhất của trái tim.

- Chấp nhận tình yêu
là chấp nhận một thứ có có, không không,
đùa đùa, thật thật.
Nó vô hình tướng nhưng làm rã tan hồn phách.
Không có nó thì đời sống không biết sẽ tẻ nhạt đến dường nào.
Thôi thì đành có nó vậy.

-Tôi yêu và tôi tồn tại.
Yêu và tha thứ.
Tha thứ và yêu.

- Tình yêu cứu vãn hư không.

- Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu.

- Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật.
Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Đường và Niết Bàn để làm gì nữa .
Cái hạnh phúc ở trần gian chính là ý thức được khổ đau.
Đau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn,
tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn.
Bài học ấy không dễ gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.

- Đừng để hồn mình mòn đi vì những tổn thương
tưởng có thật mà không thật.

- Nếu đủ sức giương cung, hãy chọn mũi tên định mệnh.

- Sự phản bội còn mạnh hơn bạo lực.
Và chỉ có sự phản bội mới làm ta xa lìa nhau.
Còn bạo lực thường không có một đời sống lâu dài.

- Ta biết tha thứ những điều nhỏ
thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

- Khi một người biết tự tha thứ cho mình
thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác.

- Tôi tin rằng sẽ có lúc tất cả mọi người
đều cảm thấy mình thật sự hạnh phúc
khi biết xoá đi cái biên giới thù nghịch trong lòng mình.

- Quên và biết quên cũng là một lẽ sống ở đời
Biết quên nên đời bỗng nhiên biết cất tiếng hát.

- Cái chết chẳng qua cũng là một sự đùa cợt sau cùng của sự sống.

- Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt
và chết cho ngập tràn cõi hư không.

- Sự bất tử không có trước có sau
mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

NGHĨ TỪ ẤN ĐỘ

Nghĩ suy từ Ấn Ðộ
                                                                                 Phạm Đình Trọng

Ấn Ðộ là đất nước của thần linh. Ðó là điều đầu tiên tôi cảm nhận được khi đến Ấn Ðộ. Thần linh hiển hiện trong đền đài kì vĩ có ở khắp nơi trên đất nước mênh mông. Thần linh hiển hiện trong phong tục, tập quán, trong những tín điều, những niềm tin vào một thế giới vĩnh hằng. Thần linh hiển hiện trong tấm lòng nhân hậu, bao dung, thân thiện của con người. Thần linh hiển hiện ở những vị thánh có thật trong cuộc đời: Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Rabindranath Tagore… Những tấm lòng nồng nàn, trân trọng dành cho Việt Nam của ông Geetesh Sharma, bà Kusum Jain, những người sáng lập và tự kiếm tiền duy trì họat động phong phú, hiệu quả của I-VSC (Indo – Vietnam Solidarity Committee - Ủy ban Ðoàn kết Ấn-Việt) suốt nhiều năm qua cũng là những thần linh của tình hữu nghị Ấn Ðộ – Việt Nam. Những thần linh ấy đang có mặt trong cuộc sống bề bộn, tất bật của Ấn Ðộ hôm nay.

Có thần linh là có đức tin, có những tín điều tốt đẹp của mỗi người và của cả xã hội. Vì thế, ở Ấn Ðộ, tôi không hề thấy một quán nhậu. Không tìm thấy ở thành phố Kolkata mười ba triệu dân một quán bia. Puri là thành phố du lịch, trên đường phố nườm nượp khách Âu Mỹ, khách Tây Tạng, khách Nhật Bản… cũng chỉ có những quán giải khát với những lọai nước uống: trà giá 3 Rs (Rupees) một ly, cà phê 5 Rs, sữa 5 Rs, Masala - trà pha sữa tươi đun nóng, 5 Rs. Thống đốc bang Tây Bengan đãi tiệc các nhà đầu tư và khách văn chương nước ngoài dự World Poetry Festival cũng chỉ có nước tinh khiết đóng chai. Các nhà văn, nhà thơ, nhà họat động xã hội nước chủ nhà mời cơm chia tay khách văn chương Việt Nam ở khách sạn ba sao cũng chỉ có nước tinh khiết và những lời nói nồng nàn hơn rượu mạnh.

Việt Nam cũng là đất nước của thần linh. Hơn ngàn năm bị phương bắc cướp nước, hơn trăm năm bị phương tây xâm lược mà những đền, chùa, đình, miếu cổ kính vẫn yên ả dưới tán đa, bên khóm trúc. Nhưng chỉ vài chục năm cách mạng vô sản, nhiều đình chùa có tự ngàn xưa bị san phẳng, thần linh bị báng bổ. Ðức tin và tính bản thiện trong con người mất đi, thay vào đó là sự đố kị, tranh giành, đấu đá nhau. Người hiền có tâm và có tài đành lui về trong dân dã. Kẻ bất tài tham lam thắng thế. Những thần linh giả được đôn lên. Thần tài được tôn thờ. Ở cơ quan nhà nước, thay vì thờ thần Dân, nguyện làm công bộc cho Dân, người ta chỉ biết có thần tài. Lập bàn thờ thần tài ở cơ quan, rồi lại dùng thời gian của dân, tiền bạc của dân, xe công của dân đi chùa xa, chùa gần cầu tài cầu lộc cho riêng mình!
Với người có đức tin thì thần phật ở ngay trong tâm họ. Ðó là thế giới tâm linh sâu thẳm, yên tĩnh của họ. Còn với người vụ lợi, không có thế giới tâm linh, họ chỉ có thế giới vật chất, thế giới ô trọc của ăn nhậu. Công chức nhà nước hết giờ làm việc hẹn nhau ở nhà hàng, quán nhậu. Buổi trưa, buổi chiều, bàn nhậu tràn ra kín vỉa hè. Những tiếng gào “Dzô!” đầy hứng khởi vang rền từ phố phường đến làng mạc.

Dzô! Tiếng gào thèm khát ấy làm méo mó cả nền kinh tế. Ðất nước chỉ có hơn tám mươi triệu dân còn ở mức sống nghèo khổ, thu nhập vào loại thấp nhất thế giới mà có cả gần chục nhà máy bia trải đều từ bắc vào nam! Thác bia xối xả đổ vào cuộc sống, làm sạt lở cả nền văn hiến do dòng chảy văn minh sông Hồng hàng ngàn năm bồi đắp nên. Tiền nộp ngân sách nhà nước của nhà máy bia Huda trở thành nguồn thu ngân sách lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì thế, người dân càng uống nhiều bia thì ngân sách nhà nước càng có nhiều tiền cho các quan tham bòn rút! Nền kinh tế trông nhờ vào những li bia sủi bọt là nền kinh tế ăn xổi ở thì, nền kinh tế bóc lột hiện tại và lạm thu vào tương lai, vì tương lai sẽ phải trả giá cho nguồn thu từ những li bia hôm nay!

Dzô! Tiếng gào khoái trá, ham hố ấy làm băng họai cả xã hội. Hầu hết những thỏa thuận khuất tất, những liên minh làm ăn phi pháp, những lối đi đêm ma quỉ, những cuộc mua bán lương tâm đều diễn ra ở những quán nhậu đãi đằng nhau. Tiền chi cho những bữa nhậu đó nếu không là tiền chùa thì cũng là tiền “đầu tư ban đầu” của những phi vụ làm ăn phi pháp!

Dzô! Tiếng gào man rợ ấy tàn phá xã hội từ tế bào nhỏ nhất là gia đình. Bữa cơm là giây phút đầm ấm, thiêng liêng của mỗi gia đình, nó tạo nên lực hướng tâm bền vững của tế bào gia đình, trong đó người đàn ông, người chồng, người cha là trung tâm, là hạt nhân tế bào đó. Những cuộc hẹn hò triền miên ở nhà hàng, quán nhậu đã bứt những hạt nhân ấy ra khỏi tế bào gia đình. Thiếu vắng hạt nhân tế bào, lực kết dính của tế bào gia đình suy giảm, sự bền vững của gia đình cũng suy giảm theo. Thiếu vắng hạt nhân gia đình, giáo dục gia đình cũng thiếu vắng, những đứa trẻ trong gia đình trở nên bơ vơ, sẽ bị lực hút của những tội lỗi xã hội lôi cuốn!

Không gian ăn nhậu trải rộng khắp nước, không khí ăn nhậu bao trùm xã hội đã tạo ra một hạng người “ăn lấy được” khá đông đảo. Và tham nhũng cứ tràn lan!

Thế kỉ hai mươi sôi sục những cuộc cách mạng xã hội giành lại phẩm giá dân tộc và ào ạt những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa con người bước những bước dài vào khám phá thế giới tự nhiên. Ðó là thế kỉ con người nhận thức lại thế giới và các dân tộc nhận thức lại mình. Bùng nổ domino, những cuộc cách mạng ấy cuốn hút cả loài người vào dòng thác tiến hóa, không dân tộc nào có thể đứng riêng lẻ, biệt lập. Các dân tộc đều cần có nhau, liên quan với nhau. Vì thế, nhận thức lại dân tộc mình, nhận thức lại thế giới cũng đòi hỏi phải nhận thức ra bạn đường của dân tộc mình và nhận thức ra hướng đi cần thiết, phù hợp cho dân tộc mình. Ấn Ðộ là một dân tộc rất gần gũi với chúng ta. Gần gũi về địa lí. Gần gũi về văn hóa. Gần gũi về tâm hồn. Gần gũi về lối sống. Gần gũi cả về trình độ phát triển xã hội. Ấn Ðộ và Việt Nam lại cùng có chung hoàn cảnh lịch sử, cùng là nước nông nghiệp lạc hậu bị tư bản công nghiệp phương tây xâm chiếm, bị tước đọat độc lập, cướp bóc tài nguyên, bóc lột sức người. Nhưng để giành lại phẩm giá dân tộc, mỗi nước đã chọn một con đường khác nhau, phải trả giá khác nhau và các hệ hụy còn đến hôm nay cũng khác nhau. Ðến Ấn Ðộ, tôi cứ suy nghĩ không yên về cái khác nhau ấy.

Lịch sử để lại cho Ấn Ðộ sự phân biệt đẳng cấp rất sâu sắc. Mahatma Gandhi dù ở tầng lớp trên nhưng với chủ trương không bạo động, ông đã vận động các tầng lớp xã hội không phân biệt giai cấp, tôn giáo, giai cấp và tôn giáo phải hòa tan trong dân tộc. Chỉ còn sức mạnh đoàn kết của dân tộc Ấn Ðộ đối thọai với thực dân Anh, đấu tranh chính trị và đấu tranh nghị trường, đòi lại độc lập. Trước sự đấu tranh đó, với tính toán chia để trị quen thuộc, người Anh chia Ấn Ðộ thành hai quốc gia và trao trả độc lập cho hai quốc gia với hai tôn giáo khác nhau, Ấn độ giáo và Hồi giáo. Với những mâu thuẫn của lịch sử để lại, lại bị chủ nghĩa thực dân khoét sâu thêm, hai quốc gia ấy ắt không thể dung hòa nhau, phải chém giết nhau và lại phải cần đến sự có mặt của người Anh! Trí tuệ thực dân đã đúng một phần, phần logic hình thức. Cuộc chiến tranh của hai quốc gia tôn giáo khác nhau đã nổ ra. Nhưng trí tuệ thực dân đã không tính đến ý thức dân tộc. Cuộc nội chiến tương tàn Ấn – Hồi cho những ý thức dân tộc Ấn Ðộ nhận ra rằng trong một quốc gia, dân tộc phải cao hơn giai cấp, cao hơn tôn giáo. Mahatma Gandhi đã bền bỉ thức tỉnh ý thức dân tộc Ấn Ðộ, và hơn một năm sau, Ấn Ðộ đã thực sự độc lập, thống nhất và bình yên đến hôm nay.

Festival Thơ Thế giới (World Poetry Festival) năm 2008 do Ủy ban Liên lạc Văn hóa Ấn Ðộ, Viện Hàn lâm mang tên Sahitya và Thư viện Quốc gia Ấn Ðộ tổ chức kéo dài ba ngày ở thành phố Kolkata hội tụ hơn hai trăm nhà thơ Ấn Ðộ đến từ hai mươi lăm bang, bốn hạt, cùng chín đoàn khách thơ nước ngoài là Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Banglades, Úc, Anh, Mỹ, Na Uy, Thụy Ðiển. Sau lời phát biểu ngắn gọn chào mừng Hội Thơ của Thống đốc bang Tây Bengan, Thị trưởng Kolkata…, các nhà thơ lên diễn đàn đọc thơ bằng tiếng Anh. Bà Sri Surang Phoolthupya, nhà thơ Thái Lan, đọc thơ tiếng Anh xong còn hát lại bài thơ đó bằng tiếng Thái theo giai điệu dân ca xứ Thái. Sau bà và sau Ali Baba Taj, một nhà thơ Pakistan, đến lượt tôi.

Không phải nhà thơ, nhưng tôi được mời lên diễn đàn rất sớm. Nhìn thấy tên mình trong chương trình ngày làm việc đầu tiên, tôi chỉ kịp phác mấy ý trong đầu và bước lên diễn đàn: Ðất nước tôi vừa trải qua gần nửa thế kỉ bão táp cách mạng và chiến tranh. Cuộc cách mạng và chiến tranh vừa mang tính thời đại vừa mang tính toàn cầu đó đã đưa thế hệ của tôi gần gũi với nước Nga. Khẩu súng chúng tôi mang ngoài mặt trận là khẩu súng Nga và ngọai ngữ chúng tôi được học trong nhà trường là tiếng Nga. Tôi không đủ tự tin với vốn tiếng Anh nông cạn có được bằng tự học, vì thế những điều suy nghĩ của tôi về thơ, tôi xin nhờ chị bạn tôi, nhà thơ Ðào Kim Hoa dịch ra tiếng Anh. Tôi xin góp với các nhà thơ một tiếng nói về thơ của một người viết văn xuôi. Tôi cũng như ba nhà thơ Việt Nam, ba người đàn ông có mặt trong Hội Thơ này, đều là những người lính bước ra từ chiến tranh. Sự hi sinh lớn lao, cao cả của nhân dân, thân phận con người, thân phận tình yêu vô cùng mong manh, nhỏ bé trong cơn lốc chiến tranh là niềm xúc động mạnh mẽ của chúng tôi, thôi thúc chúng tôi cầm bút viết về những thân phận đó. Ðó chính là nguồn cảm hứng thơ xuyên suốt trong tất cả những tác phẩm của tôi, từ kí sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, đến kịch bản phim. Chính cảm hứng thơ đó đã làm nên sức sống ngòi bút của tôi suốt mấy chục năm qua. Tôi hiểu rằng, người viết văn dù viết bất cứ thể loại nào cũng cần có cảm hứng thơ. Nếu không có cảm hứng thơ thì không thể thành nhà văn. Cảm hứng thơ của nhà thơ là ý tưởng. Cảm hứng thơ của nhà văn là thân phận con người, thân phận nhân dân, thân phận đất nước. Xin cảm ơn.

Hội Thơ vừa kết thúc thì đến ngày lễ Ðộc lập lần thứ 59 của Ấn Ðộ, ngày 26, tháng một, năm 2008. Từ hôm đến Ấn Ðộ, hôm nay tôi mới được một ngày thư thả, mới có thể đi ngắm nhìn sinh hoạt của thành phố mười ba triệu dân này. Rời khách sạn, tôi hòa vào dòng người đi bộ đông đúc trên hè phố. Ðường phố Kolkata như đường phố Sài Gòn sau ngày mới giải phóng, hàng hóa bày bán tràn ngập vỉa hè. Thượng vàng hạ cám đủ các mặt hàng, nhiều nhất là vải vóc, quần áo, túi xách, va ly. Quanh quẩn thế nào, tôi lại đi dọc vỉa hè một vườn cây rộng lớn. A, tôi nhận ra đây chính là vườn cây có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà hôm đầu tiên chúng tôi ở Kolkata, ông Prem Kapoor ở Ủy ban Ấn Ðộ – Việt Nam đã dẫn chúng tôi đến. Tôi liền tìm đến góc vườn cây nhìn ra ngã tư lớn. Trước tán bồ đề, bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nhỏ nhắn, khiêm nhường. Mặt trước bệ tượng có dòng chữ vàng: Vì sự nghiệp vĩ đại, hãy để tinh thần Hồ Chí Minh sống mãi! Hồ Chí Minh là người có công lớn trong việc xây đắp mối quan hệ Việt Nam – Ấn Ðộ thời sau thực dân. Nhưng đến Ấn Ðộ, nhắc đến Gandhi, nhìn lại con đường đòi lại độc lập của Ấn Ðộ, tôi thấy cụ Phan Chu Trinh của chúng ta mới thật sự gần gũi với Ấn Ðộ, thật sự gần gũi với tư tưởng Mahatma Gandhi, tư tưởng mở ra thời kì độc lập, yên bình và phát triển cho Ấn Ðộ. Những ngày ở xứ sở của thần linh, tôi cứ tiếc nuối, cứ ngẩn ngơ nhớ đến cụ Phan Chu Trinh, một thần linh lớn lao, cao cả của chúng ta mà chúng ta chưa nhận thức đầy đủ.

Cùng thời với Gandhi, chúng ta có Phan Chu Trinh. Cùng tư tưởng, cùng cách lựa chọn như Gandhi, Phan Chu Trinh cũng chủ trương không dùng bạo lực, không đẩy người dân tay không ra đối đầu với súng đạn thực dân, mà phải trước hết nâng cao dân trí cho họ. Dân trí cao, người dân sẽ ý thức được quyền con người, quyền dân tộc mà bền bỉ đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường giành độc lập. Gandhi đã thực hiện điều đó. Ấn Ðộ đã giành độc lập theo cách đó và đã thắng lợi!

Ðịnh mệnh trớ trêu đưa đẩy, chúng ta đã chọn con đường cách mạnh vô sản! Sự lựa chọn ấy đã xác định luôn cả bạn đường cho dân tộc ta là giai cấp vô sản thế giới! “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” Tiêu chí giai cấp được đưa lên trên hết. Dân tộc không còn được tính đến. Dân tộc phải hòa tan trong giai cấp. Từ một khái niệm còn mơ hồ, giai cấp bỗng hiện hình sừng sững trùm lên xã hội, đè xuống từng số phận con người! Từ đó, con người Việt Nam vốn bao dung, nhường nhịn “Chín bỏ làm mười”, “Tranh quyền cướp nước chi đây / Coi nhau như bát nước đầy là hơn”, con người Việt Nam vốn chan chứa thương yêu “Thương người như thể thương thân”, dân tộc Việt Nam vốn rộng lòng đùm bọc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”, bỗng thành con người khác, dân tộc khác.

Con người ấy, dân tộc ấy bỗng đằng đằng sát khí ôm súng lao vào hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, lâu dài và thảm khốc! Con người ấy, dân tộc ấy bỗng lạnh lùng, cay nghiệt, tay cầm nghị quyết, mê mải đi từ cuộc đấu tranh giai cấp này đến cuộc đấu tranh giai cấp khác. Chiến tranh kéo dài, mất mát của chiến tranh trải rộng trên đất nước, đè nặng xuống số phận cả dân tộc. Ðấu tranh giai cấp triền miên, nỗi đau từ đấu tranh giai cấp thấm sâu vào hằng triệu số phận con người. Bước vào cuộc chiến tranh từ Nam Bộ kháng chiến, ngày 23, tháng chín, năm 1945, đến khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, 1989, chúng ta mới thực sự bước ra khỏi cuộc chiến. Hơn bốn mươi năm trời liên tiếp mấy cuộc binh đao khốc liệt. Và khốc liệt nhất, mất mát lớn nhất, đau thương lớn nhất, phân rã, li tán dân tộc lớn nhất là cuộc tương tàn nam bắc hơn mười năm trời! Bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ ngày nào nay tan tác muôn nơi. Hàng triệu người trôi dạt tận góc biển chân trời nơi đất khách quê người. Bản thân tôi cũng là một người lính ôm súng lao vào cuộc chiến tương tàn, và để lại đó trọn vẹn những năm tháng tuổi trẻ của mình!

Cuộc đấu tranh giai cấp dai dẳng đến tận hôm nay khởi đầu từ cơn địa chấn Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”! Trí thức và phú nông, giàu có trí tuệ và giàu có của cải, là mục tiêu trừ diệt hàng đầu của đấu tranh giai cấp! Ðiều này đã xuyên suốt toàn bộ lịch sử cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta!

Ðấu tranh giai cấp là nỗi kinh hoàng của cải cách ruộng đất ở nông thôn mà đến nay nhắc đến, những người từ thế hệ chúng tôi về trước còn rùng mình sởn gáy! Ðấu tranh giai cấp là hai cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở thành thị, sau năm 1954 ở miền bắc và sau năm 1975 ở miền nam làm đình đốn sản xuất kinh doanh, hủy hoại tài sản, máy móc, loại bỏ lớp người làm chủ biết sản xuất kinh doanh nuôi mình và nuôi xã hội, bần cùng hóa cả xã hội. Cuộc cải tạo sau thảm họa nặng nề hơn cuộc cải tạo trước, vì trong cuộc cải tạo sau, của cải đồ sộ hơn, máy móc nhiều hơn, hiện đại hơn, sự đình đốn trầm trọng hơn, cuộc sống nghẹt thở hơn. Ðấu tranh giai cấp trong hàng ngũ cách mạng là áp đặt những tội danh không có thật, tạo ra những bản án không xét xử, hành xử độc đoán và tàn bạo đối với một loạt nhà cách mạng trung kiên, có trí tuệ sáng láng đi trước thời đại. Cùng căn cốt nông dân, bước đi của cách mạng vô sản Việt Nam thường lặp theo bước đi của cách mạng vô sản bên nước lớn Trung Hoa, nhưng với cái gọi là “Vụ án Xét lại, chống đảng” này, chúng ta đã đi trước cả cách mạng văn hóa bên Trung Hoa! Cơn mê sảng cách mạng văn hóa qua đi, Trung Hoa đấ khôi phục lại danh dự cho những người bị đấu tố và hấm hại oan sai. Còn chúng ta đến bây giờ vẫn chưa có được sự dũng cảm đại nhân đó! Ðấu tranh giai cấp trong trí thức là cuộc đấu tố “Nhân Văn - Giai Phẩm”, áp đặt tội danh không có thật để đày đọa thể xác, tước đoạt quyền lao động sáng tạo của hàng chục nhà khoa học và văn nghệ sĩ hàng đầu, có công, có tài và có tâm huyết. Những cuộc đấu tranh giai cấp bạo liệt đạp lên luật pháp, với những cuộc bắt bớ, tù đày hàng loạt cán bộ cao cấp và trí thức có chính kiến khác biệt không phù hợp với cách mạng vô sản còn kéo dài đến tận hôm nay!

Ðó là cái giá chúng ta phải trả cho con đường cách mạng vô sản mà chúng ta đã chọn!

Ðòi được độc lập bằng đấu tranh chính trị và đấu tranh nghị trường nên Ấn Ðộ có nền nếp dân chủ đại nghị từ ngày đó. Dân chủ thực sự, người dân thực sự có quyền công dân và bằng lá phiếu, họ có vai trò quyết định chính trường. Vì thế chính quyền muốn tồn tại phải được lòng dân. Cựu thủ tướng Indira Gandhi, một chính khách lớn, tài giỏi và có uy tín, đã đưa Ấn Ðộ vượt qua thời nghèo khó bước vào thời phát triển. Nhưng chỉ vì một chính sách xã hội không được lòng dân - quyết liệt hạn chế sinh đẻ để nâng cao mức sống (đàn ông đã có một con phải thắt ống tinh), bà Indira Gandhi đã không nhận đủ số phiếu để thắng cử trong nhiệm kì kế tiếp. Ðó, dân chủ là thế đó! Dân chủ cho người dân bé nhỏ nhưng có vai trò quyết định gương mặt chính trường.

Còn chúng ta suốt hơn nửa thế kỉ giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng, chúng ta đã coi chính quyền tồn tại bằng bạo lực như một lẽ đương nhiên, như là điều bình thường. Một xã hội dân sự yên hàn nhưng chính quyền vẫn chuyên chính với dân, vẫn dùng bạo lực trả lời những ý kiến khác biệt thì không thể bình thường. Xài bạo lực quá lâu đã trở thành nghiện, khi ấy bạo lực đã trở thành ma túy của chính quyền! Quá nghiền, quá ỷ vào bạo lực, làm sao có thể nói đến dân chủ!

Ðó là một hệ lụy do con đường cách mạng vô sản đã để lại cho chúng ta!

Bạn tôi, nhà văn THD sau hơn một tháng sang Bangkok ở với con trai trở về, kể: Hôm ấy, hai cha con đang đi trên phố thì thấy một đoàn cả ngàn người biểu tình ủng hộ ông Thaksin, Thủ tướng vừa bị phe quân đội lật đổ. Không quan tâm đến chính trường Thái và mấy ông Thủ tướng của họ, nhưng thấy người Thái được công khai, thẳng thắn bộc lộ thái độ, chính kiến chính trị trái với quyền lực đương thời thì sướng quá, hai cha con liền nhập vào đoàn biểu tình. Ði trong tiếng hô vang của người dân xứ Thái ủng hộ ông Thủ tướng vừa bị lật đổ, nước mắt nhà văn xứ Việt của chúng ta cứ ứa ra ràn rụa, thương cho dân Việt mình bao giờ mới có được cái quyền bình thường này!


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

DI SẢN HỒI GIÁO Ở ẤN ĐỘ

                                          DI SẢN HỒI GIÁO Ở ẤN ĐỘ 
                                    ( Islamic heritag)
Bài và ảnh: TEXT & PHOTOGRAPHS BY BENOY K. BEHL

From Kerala to Kashmir and from Tripura to Gujarat, India has a vast and rich heritage of Islamic architecture.


Taj Mahal, Agra, Uttar Pradesh, 17th century.

INDIA is an enchanting land watered by the streams of compassionate philosophies since ancient times. Flourishing communities of the Islamic, Christian, Zoroastrian and Jewish faiths exist here. The Hindu, Buddhist, Jaina and Sikh faiths were born here. It has a great cosmopolitan heritage of culture and art.


The best-recognised monument in the Indian subcontinent is the Taj Mahal, the tomb of Arjumand Banu Begum (also known as Mumtaz Mahal), wife of the Mughal emperor Shah Jahan. He was also later laid to rest here. The pearly clarity of the white marble structure acquires different hues with the changing colour of light, from sunrise to sunset.

Although Mughal architecture of north India is famous, the fascinating richness of Islamic architectural heritage in other parts of the country is not so well known. The vastness of India's Islamic architectural heritage is unbelievable. India has more beautiful medieval Islamic architectural heritage than any other country. This is a fact which neither Indians nor the rest of the world is fully aware of.


QUTB MINAR, DELHI, early 13th century. In 1206, Mohammed Ghori was assassinated and his realm was divided among his slaves. One of them, Qutbuddin Aibak, assumed control over Delhi. He built the Qutb Minar near the Quwwat-ul-Islam ("might of Islam") mosque. One of the world's tallest minarets, it is 72.5 metres high.

It is a known fact that the most famous Islamic monument of the world, the Taj Mahal, is in India. But what is not equally well known is that one of the oldest mosques in the world is also in India, in Kerala. In fact, India has a vast and rich Islamic architectural heritage, from Kerala in the south to Kashmir in the north, from Tripura in the east to Gujarat in the west.


AGRA FORT, UTTAR Pradesh, 16th-17th century. Akbar, one of the greatest Mughal emperors (reign 1556-1605), was a brilliant intellectual and ruler. A remarkable monarch whose empire rivalled that of Asoka, he built a network of fortresses and palaces between 1565 and 1571. The first of these was the fort at Agra. His successors Jahangir and Shah Jahan added many sections within the fort. Here is a part of the white marble section of Agra Fort, which was built during the reign of Shah Jahan.

Islamic architecture is characterised by a few visible symbols. One is the arch, which frames the space; the second symbol is the dome, which looms over the skyscape; and the third is the minaret, which pierces the skies. Minarets were actually symbols in the middle of deserts. They represented fire, which was lit atop them to guide travellers. The dome represents the infinite and also the sky. As tomb architecture represents both the finite and the infinite, the dome has a very important role to play.


GATEWAY OF AKBAR'S Tomb, Sikandra, near Agra, Uttar Pradesh, 17th century. The impressive structure was built by his son Jahangir, who closely supervised the work, which was completed in 1613. Akbar did not impose his faith on his subjects. He forged matrimonial ties with Rajput rulers. Some of his closest confidants and advisers followed faiths other than his own.

Islam did not come to India from the north as is commonly believed. It came through Arab traders to the Malabar region in Kerala, and Muslims flourished as a trading community there. You can still see traces of that community amongst the Moplas of Kerala, who trace their ancestry to the Arabs.


ZIARAT OF SHAH Hamadan, Srinagar, Kashmir. In the mountainous kingdom of Kashmir, Islamic architecture was heavily influenced by ancient Hindu and Buddhist stone architecture. Wood was used extensively in the mosques and tombs of the Kashmir Valley. Shah Hamadan from Persia is known to have laid the foundations of Islam in the Kashmir Valley. The saint is deeply revered by the people. Built on the bank of the river Jhelum in Srinagar, the ziarat is a beautiful example of Kashmiri wooden architecture. It is in the ziarats of the saints of Kashmir that the people of the valley worship. Over the centuries, both Hindus and Muslims have equally revered the ziarats.

Since ancient times, India has had considerable trade contact with the Arab world. In the 1st century A.D., the Roman historian Pliny the Elder wrote about the existing routes to India and the July monsoon winds that traders used to catch to reach the Indian coast. He spoke about a ship that left the coast of Arabia and took 40 days to reach Muziris, which was then the name of present-day Kodungalloor.


GOL GUMBAZ, BIJAPUR, Karnataka, 17th century. The Gol Gumbaz, literally meaning "Round Dome", is one of the most impressive monuments in India. Built during the reign of Muhammad Adil Shah in the mid-17th century, it is the mausoleum of the ruler. It is one of the largest domes ever made in the world.

With the advent of Islam, Arab traders became the carriers of the new faith. The first mosque in India was built at Kodungalloor by the Chera King Cheraman Perumal in A.D. 629, within the lifetime of the Prophet. This is one of the oldest mosques in the world.


TOMB OF SHER Shah Suri, Sasaram, Bihar, 16th century. Sher Shah Suri (1486-1545) defeated the Mughal emperor Humayun in 1537 and created an empire. Even though he reigned only for five years, he laid the foundations of an Indian empire for later Mughal emperors. His lasting legacy is the Grand Trunk Road that he laid from Sonagarh in Bangladesh to Peshawar in Pakistan. Of Afghan origin, Sher Shah was born in Sasaram. His tomb is situated at the centre of an artificial lake. The location of the tomb in the middle of the water is a reference to Paradise with its plentiful waters, as described in the Quran.

Kayalpattnam is an ancient town about a kilometre from the mouth of the Tamiraparani river. Arab traders built the Kodiakarai Mosque here as early as Hijri 12, or A.D. 633. It is the first mosque to be built in Tamil Nadu and ranks among the oldest mosques in the world. Kayalpattnam has many other early mosques. In fact, Kerala on the west coast of India and Tamil Nadu on the east coast have numerous mosques, made through the ages. At Nagore, on the east coast, is one of the grandest dargahs ever made.


HUMAYUN'S TOMB, DELHI. It was built in the 16th century by Haji Begum, the emperor's eldest widow. It is closely related to the previous architecture of Delhi, of the 14th and 15th centuries.

Islam came to the north of India through different invasions, starting with the invasion of Mahmud of Ghazni, who came as far as Gujarat. Thereafter, there was the peaceful contribution of different Sufi saints, traders and other individuals who moved to the northern region of India because of political instability or dynastic changes that were taking place in and around Central Asia and Afghanistan at that time. Gradually, a small community developed and increased its strength once Turkish rule was established in north India.


JAMI MASJID, CHAMPANER, Gujarat, 15th century. A new capital was built at Champaner by Sultan Mahmud Begarha towards the end of the 15th century. The Jami Masjid is one of the most striking buildings here. The symmetrical appearance of the whole is enhanced by the exquisite details of its parts. The surface is profusely decorated with fine carvings. It is one of the most exquisite monuments of Gujarat.

The Quwwat-ul-Islam Mosque was the first mosque built in north India, in A.D. 1193. A number of Quranic verses are beautifully etched on the mosque. Some medieval writers say they are so beautifully carved that it looks as if they are written on wax.


MAHMUD GAWAN MADARSA, Bidar, Karnataka, 15th century. Founded in 1472 by Mahmud Gawan, the Persian minister of Muhammad Shah III, it was built by engineers and craftsmen from Gilan on the Caspian Sea. The structure closely resembles the madrassas of Persia and Uzbekistan.

The most impressive monument in the Qutb complex in present-day Delhi is the Qutb Minar itself. It was made in the early 13th century by Qutbuddin Aibak, the sultan of Delhi. At 72.5 metres, it is one of the tallest minarets in the world. The traveller Ibn Batuta, who came to India after journeying all over the Islamic empire, starting from Africa and covering Samarkand and Damascus, has recorded that nowhere in the world has there been a minaret as impressive as the Qutb Minar.


STONE JAALI, MOSQUE of Sidi Saiyyad, Ahmedabad, Gujarat, 16th century. One of the unique features of Islamic architecture in Gujarat is the use of intricate stone jaalis with exquisite carving. Naturalistic carvings of foliated designs with delicate leaves and shoots derive directly from earlier indigenous traditions.

Close to the Qutb complex is the tomb of Ghiyasuddin Balban, another 13th century ruler of Delhi. Balban ruled from 1266 to 1286. His tomb marks a very important development in the field of architecture. Before this tomb was built, a number of arches had been made in Indian Islamic buildings, but these were not “true arches”. In Balban's tomb, for the first time in India, a keystone, which is fundamental to the true load-bearing arch, was used at the top of the arch. Subsequently, the “true arch” began to be used in numerous structures across the country.


BIBI KA MAQBARA, Aurangabad, 17th century. The mausoleum of Emperor Aurangzeb's wife Rabia ul Daurani was built by her son Prince Azam Shah between 1651 and 1661. Set at the centre of a charbagh enclosure, the white marble mausoleum was inspired by the Taj Mahal. It is known as the `Taj Mahal of the Deccan'.

The Alai Darwaja was built by Allauddin Khilji as part of the extension of the Qutb complex in 1305. It is very fascinating from the point of view of architecture. In the 13th century, owing to Mongol attacks in West Asia and Central Asia, a large number of craftsmen had to flee from their lands. Many of them were given refuge in this part of India and were very fruitfully employed in the making of the Alai Darwaja. We see here the introduction of the horseshoe arch in Indian monuments.
The Deccan Meanwhile, Islamic influence continued to grow further south, in the Deccan. The end of the 15th century saw the establishment of five sultanates in the Deccan: Ahmadnagar, Bijapur, Golconda, Bidar and Berar. The sultan of Bijapur was a descendant of the Ottoman dynasty of Istanbul. The sultan of Golconda was a Turkman prince who had taken refuge in India. The sultans were followers of the Shia sect of Islam and were close allies of the Safavid rulers of Iran. A distinct culture thus developed in the cosmopolitan community of the Deccan.


JAMA MASJID, JUNAGARH, Sourashtra, Gujarat, originally built in the 13th century. Junagarh is located at the foothills of the Girnar hills. The name literally means "old fort". The plan of this is in the Arab style, which was not repeated in Gujarat after its subsequent conquest by the Delhi Sultanate.

The streets of the Deccani sultanates were filled with Turks, Persians, Arabs and Africans. In India, the Deccan became the greatest centre of Arabic learning and literature. In fact, Iran and Central Asia only had single courts. If you were a soldier, a religious figure, an intellectual or an artistic person and you could not find a sponsor in what is now Iran or Uzbekistan, chances were that you could find some sort of patronage in the Deccan. Thus there was a continuous migration of people, ideas and artistic devices from the Near East to the Deccan.
A remarkable example of an architectural transplant from Central Asia is the madrassa of Mahmud Gawan, in Bidar, built at the end of the 15th century. It would be very hard to tell the difference between this and the madrassas of Uzbekistan or eastern Iran. The similarities between the two are not only in form or in other architectural elements such as corner minarets, the square courtyard in the middle and four great arched portals, but also in the decorations of the exterior with blue-and-white tiles.
Sultan Ibrahim Adil Shah II ruled Bijapur from 1580 to 1627. He was a contemporary of the Mughal emperor Akbar. A visit to his rauza, or tomb, is a pilgrimage for someone deeply interested in Indian art, for some of the finest miniature paintings ever made in India were made during his rule.


IBRAHIM RAUZA COMPLEX, Bijapur, Karnataka, 17th century. The monumental heritage of the Deccan is distinctive and quite different from that of the Mughals. The architectural styles that are seen in Bijapur, Bidar, Gulbarga and Hyderabad are closely related to those of Persia and Turkey. Ibrahim Adil Shah II ruled the kingdom of Bijapur from 1580 to 1627. He was one of the most humane and cosmopolitan kings in history. He was a magnanimous patron of the arts. Painting, poetry and music flourished during his reign. In his autobiography, the great sultan calls himself the "son of Ganesa", a Hindu deity.

The Gol Gumbaz in Bijapur is the tomb of Sultan Muhammad Adil Shah, who ruled from A.D. 1627 to 1657. This is the largest dome ever built in the Islamic world. It is the second largest dome in the world, after the one at Saint Peter's Basilica in Rome. It measures 37.92 metres on the inside.
The massive Bidar fort was built in the 14th and 15th centuries. It is one of the most formidable forts in the country. It has walls that run for 5.5 km around. Inside, it has beautiful palaces, two mosques, a madrassa, ornamental gardens and hamams.


TURKISH MAHAL, BIDAR Fort, Karnataka, 15th-16th century.

Timur, when he came to India, was struck by the beauty of its historical cities. In his autobiography, Malfujaate Taimoori, he says, “I ordered that all the artisans and clever mechanics who are masters of their respective crafts should be picked out from among the prisoners and set aside. And accordingly some thousands of craftsmen were selected to await my command. I had determined to build a Masjid-e-Jami in Samarkand, the seat of my empire, which should be without rival in any country. So I ordered that all the builders and stonemasons of India should be set apart for my own special service.” In some other records it is said that he took about 3,000 artisans from India and employed them in the construction of the Jami Masjid at Samarkand.
Mughal architecture The dynasty founded by Babur became one of the greatest the world had seen. It ruled a vast empire whose fame spread far and wide. The culture and the art it created helped shape future developments in all spheres of life in the Indian subcontinent.
Humayun's Tomb, which might be considered the first great masterpiece of the Mughals, is very much related to the previous architecture of Delhi. It is closely linked to the Lodhi and Tuglaq architectures of the 14th and 15th centuries. Mughal architecture presents us with a fusion of local elements, building techniques, styles and traditions with imported traditions and styles. The genius of Mughal architecture is that it sustained this incredibly rich mingling of different traditions throughout its history.
Agra was the imperial capital of Akbar in the mid-16th century. The fort here was one of the most powerful in north India. In 1565, Emperor Akbar ordered the reconstruction of the fort. The fort has palaces of Akbar, Jahangir and Shah Jahan. The most prominent among all the structures are the white marble buildings of Shah Jahan. The Khas Mahal, made of pure marble, is one of these elegant buildings. It is flanked by the palaces of Shah Jahan's daughters Roshanara and Jahanara.


THE BIDAR FORT is one of the most impressive forts in the country. Completed in 1532, it was the largest architectural undertaking of the Bahamanid dynasty. It has palaces, two mosques, a madrassa and many royal tombs inside.

In 1571, Emperor Akbar decided to build a new capital city. And a magnificent city was built at a site not very far from Agra. It was called Fatehpur Sikri. This was Akbar's most ambitious architectural project. By the end of the 16th century, there were a quarter of a million people living in the new city.
In the building of Fatehpur Sikri, no cost was too much, no effort too great, for Akbar. He wished to build the city true to his conception. As a matter of fact, miniature paintings of that period show the emperor amidst the workers, supervising the construction of the city himself. Fatehpur Sikri is one of the best ordered and symmetrically laid-out cities of the entire medieval world.
The world's best-known tomb stands testimony to a timeless love story. The Taj Mahal was built in 1648 by the Emperor Shah Jahan in memory of his beloved wife Arjumand Banu Begum, known to the world as Mumtaz Mahal. The construction of the Taj Mahal was a stupendous engineering feat. It is built of marble and is finely inlaid with semi-precious stones. As many as 20,000 workers and master craftsmen laboured for 17 years to erect this magnificent edifice. Several hundreds of mosques and Islamic tombs of great beauty are spread throughout India.


Coming to the west of the country, in Gujarat is the World Heritage Site of Champaner of the 15th century. In the east there is the impressive Nakhoda Masjid and several others in Kolkata. There are famous dargahs in Hajo and other places in Assam. In the north-eastern region of India, in Agartala in Tripura is the beautiful Gedu Mia Ki Masjid.
In the mountainous State of Kashmir, Islamic architecture was influenced by ancient Hindu and Buddhist traditions. The resultant form was combined with influences from Persia and Turkistan. Wood was used extensively in the mosques and tombs of Kashmir.
India has a vast, living heritage of Islamic architecture. These monuments are a great treasure of India's culture and many of them are recognised as World Heritage Monuments. We see in these the confluence of local talent and inspiration from Iran, Arabia and Central Asia. These mosques, tombs, madrassas, palaces and fortresses are a unique heritage of Islamic architecture.
(Nguồn: flonnet.com)

ẤN ĐỘ - CƯỜNG QUỐC NGHÈO SỐ MỘT THẾ GIỚI

ẤN ĐỘ - CƯỜNG QUỐC NGHÈO SỐ MỘT THẾ GIỚI

Có khoảng 400 triệu người sống dưới mức nghèo khổ tại Ấn Độ với thu nhập bình quân 0,5 USD mỗi ngày (tương đương 10.000 VND và 25 rupee Ấn Độ).
Ủy ban Kế hoạch Chính phủ giải thích rằng, 10.000 VND một ngày đáp ứng tất cả nhu cầu thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Theo kết quả điều tra 2010, số lượng người nghèo ở 8 bang của Ấn Độ nhiều hơn 26 quốc gia nghèo nhất châu Phi cộng lại. Trong bản báo cáo Chỉ số đói nghèo toàn cầu năm 2008, Ấn Độ xếp thứ 66 trong số 88 quốc gia.
khong de
Có khoảng 400 triệu người sống dưới mức nghèo khổ tại Ấn Độ với thu nhập bình quân 0,5 USD một ngày.
Ấn Độ được biết đến như là một quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ cách đây hai năm, khoảng 60% trong tổng số hơn 10 triệu trẻ em ở bang Madhya Pradesh bị suy dinh dưỡng.
Việc giá lương thực toàn cầu đang tăng lên giảm khả năng mua lương thực của rất nhiều gia đình nghèo, làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Các chuyên gia cho rằng trong năm qua, giá lương thức tăng đáng kể, thu nhập của người dân không theo kịp, đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh càng nghèo đói hơn.
Đại diện các tổ chức phúc lợi xã hội và chiến dịch phòng chống tham nhũng, bà Aruna Roy bày tỏ tin tưởng vào sự cố gắng của Chính phủ để giảm thiểu số lượng người nghèo đói sống dưới lang thang trên đường phố ở Ấn Độ và có quyền được hưởng lợi ích nhà nước.
(Theo báo Đất Việt)

MỸ NỮ ẤN ĐỘ - CHUA XÓT "NHỮNG CHIẾC CÙM TRINH TIẾT"

MỸ NỮ ẤN ĐỘ - CHUA XÓT "NHỮNG CHIẾC CÙM TRINH TIẾT" 

Ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ, những người đàn ông giữ vợ bằng cách bắt họ đeo chuông chân bằng kim loại, để nó luôn phát ra tiếng kêu, ngăn cản người phụ nữ của mình làm những chuyện "trái luân thường".

Đến với đất nước Thiên Trúc, điều thu hút người khác chính là vẻ đẹp thanh lịch của các thiếu nữ Ấn Độ. Tuy nhiên, có những nỗi niềm, những giọt nước mắt khó lòng tưởng tưởng được đằng sau vẻ đẹp đó. Ở nhiều nơi, ngay cả những cô gái có hoàn cảnh gia đình khá giả cũng khó tránh khỏi tục khóa chân còn sót lại từ truyền thống hôn nhân phong kiến.
My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
Chiếc chuông chân mà người phụ nữ Ấn Độ luôn đeo bên mình
Phụ nữ Ấn Độ có rất nhiều đồ trang sức, bao gồm khuyên tai, dây chuyền, nhẫn, vòng tay, dây đeo đầu, lắc chân… Trang sức là một nửa cuộc sống của họ, nếu không muốn nói họ đã trở thành nô lệ cho trang sức. Ngay cả những thiếu nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng không thể không sắm cho mình vài món trang sức cần thiết.

Trang phục mà thiếu nữ Ấn Độ thích mặc nhất là Sari. Để có được vẻ đẹp lả lướt quyến rũ với thứ trang phục này, đầu tiên cần mặc áo bó sát người, vai và ngực quấn chặt, thắt lưng và cánh tay để lộ ra, bên dưới mặc quần hoặc váy ngắn, cuối cùng khoác Sari xuống tới mắt cá chân. Kiểu phục trang này khiến họ vừa khoe được những đường cong quyến rũ mà vẫn kín đáo vừa đủ. Trong các nước Tây và Nam Á, phụ nữ Ấn Độ được đánh giá là có gu thẩm mĩ bắt mắt nhất và cũng được "thoáng" về mặt trang phục nhất.

My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"

Tuy nhiên, đừng nhìn vào trang sức và y phục rạng rỡ để nghĩ rằng họ may mắn và hạnh phúc. Bản thân những thứ trang sức đó chứa đựng nhiều câu chuyện dài đầy nước mắt về biết bao hủ tục kìm kẹp không mấy thua kém so với các thiếu nữ Hồi giáo. Họ có thể bị giết nếu làm những điều có lỗi với nhà chồng - truyền thống cho phép điều đó, bất chấp quy định của pháp luật hiện đại.

Ngoài trang sức mũi, bông tai, những thiếu nữ đã kết hôn phải đeo chuông bằng kim loại ở chân, tương tự như người phương Tây đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, đeo chuông chân không đơn thuần là một dấu hiệu, càng không phải vì đẹp; mà quan trọng là những tiếng kêu phát ra từ nó sẽ như lời cảnh tỉnh, ngăn ngừa cô dâu làm những chuyện vượt quá lễ giáo. Nói một cách chính xác, nó giống như một "chiếc cùm trinh tiết" với người phụ nữ.
My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
Trang sức cầu kì là một phần không thể thiếu của thiếu nữ Ấn Độ...

My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
... từ xưa...
My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
... đến nay...
My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
... Ở mọi lứa tuổi...


My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
Mọi tầng lớp...


My nu An Do - chua xot nhung "chiec cum trinh tiet"
Một gánh nặng nữa mà người con gái Ấn Độ phải chịu khi lấy chồng là của hồi môn. Vấn đề hồi môn dần trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, vì thế, chính phủ nước này đã đặt ra luật chống của hồi môn; theo đó, hành vi cho và nhận của hồi môn là phạm pháp, sẽ bị xử phạt 6 tháng hoặc 2 năm tù giam; người chồng hoặc người nhà chồng đòi hỏi tiền bạc, lạm dụng, ngược đãi vợ sẽ bị phạt 3 năm tù, thậm chí phạt tiền. Trong 7 năm sau khi kết hôn, nếu chồng và người nhà chồng vì vấn đề của hồi môn mà ngược đãi vợ đến chết, thì họ sẽ bị phạt tù 7 năm, thậm chí tù chung thân.

Tuy nhiên, tục của hồi môn ở Ấn Độ lại không bị xóa bỏ, mà thậm chí còn được "hiện đại hóa". Tại thành phố Patna - thủ phủ của bang Bihar, của hồi môn của các gia đình thuộc giới trung lưu bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, tivi kĩ thuật số, lò vi sóng, đồ trang sức quý giá, những chuyến trăng mật châu Âu…

(NGUỒN: http://vietbao.vn)

GIẢI MÃ QUYỀN LỰC CỦA "NỮ HOÀNG KHÔNG NGAI" Ở ẤN ĐỘ

GIẢI MÃ QUYỀN LỰC CỦA "NỮ HOÀNG KHÔNG NGAI" Ở ẤN ĐỘ


Tuyên bố đầy bất ngờ về việc bà Sonia Gandhi, Chủ tịch đảng Quốc đại cầm quyền ở Ấn Độ kiêm người đứng đầu triều đại Nehru-Gandhi đang lâm bệnh nặng và đã phải tới Mỹ để phẫu thuật càng lúc càng làm nổi bật vai trò của bà trong lòng dân chúng ở đây.

Các thành viên sắt đá của quốc hội ở Delhi từng bật khóc sau khi nghe tin lãnh đạo của đảng Quốc đại giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2004, nhưng bà Sonia Gandhi lại tuyên bố sẽ không trở thành Thủ tướng Ấn Độ.

Tuy nhiên, lần này, các nghị sĩ mau nước mắt ở Ấn Độ hẳn sẽ không phải lo lắng quá nhiều, bởi bà Sonia chắc sẽ không ra đi mãi mãi, để lại họ trong tình trạng không có thủ lĩnh. Trong nhiều ngày qua, các thành viên của đảng cầm quyền, từ trên xuống dưới đều lo lắng không biết liệu bà Sonia có tai qua nạn khỏi để tiếp tục lãnh đạo họ hay không bởi nếu không, bà Sonia sẽ cầm trịch việc tìm người thừa kế ra sao đây?!

Giai ma quyen luc cua "nu hoang khong ngai" An Do
Bà Sonia Gandhi được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ

Khi từ bỏ cơ hội trở thành Thủ tướng Ấn Độ, bà đã chứng tỏ rằng mình vẫn là thủ lĩnh thông qua việc lựa chọn ông Manmohan Singh, bầu ông này vào chức vị Thủ tướng lâm thời ở đây. Manmohan Singh vốn nổi tiếng trung thực và có hiểu biết rộng rãi ở lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho các công việc của một quan chức và một chính trị gia. Ông cũng chịu sự phụ thuộc không nhỏ vào bà Sonia bởi bà Sonia vẫn là Chủ tịch của đảng Quốc đại đầy quyền lực ở Ấn Độ - một vị trí không thuộc bất kì cơ quan lập pháp nào, nhưng bà lại đảm bảo được rằng mình có quyền lực hơn Thủ tướng Ấn Độ.

Quyền lực thực sự của bà Sonia xuất phát từ đâu?

Quyền lực của bà Sonia Gandhi xuất phát từ việc bà là người đứng đầu của Nehru-Gandhi - triều đại đã thống trị nền chính trị ở Ấn Độ kể từ thời ông Jawaharlal Nehru - vị Thủ tướng đầu tiên sau khi đất nước này giành được độc lập.

Sinh ra ở Italy, nhưng Sonia đã trở thành thành viên trong một gia đình đầy quyền lực sau khi kết hôn với cậu con cả Rajiv của Thủ tướng kế nhiệm Indira Gandhi ở Ấn Độ. Sonia chưa từng cho thấy bà có bất cứ sự quan tâm nào tới chính trị và cũng không muốn chồng mình tham gia vào việc kinh doanh của gia đình. Vì vậy, ngay cả khi ông Rajiv được chọn là Thủ tướng kế nhiệm, bà vẫn là hậu phương không ham hố quyền lực.

Khoảng 6 năm sau vụ ám sát ông Rajiv, hiếm ai thuộc triều đại này trong chính phủ hoặc trong đảng Quốc đại dám từ bỏ tham vọng quyền lực, về ở ẩn như bà Sonia. Tuy nhiên, không phải tới tận năm 1997, sau khi đảng Quốc đại gặp thất bại trong cuộc tổng tuyển cử và bị sụp đổ, bà Sonia mới tham gia vào chính trường để hàn gắn họ.

Đảng Quốc đại vẫn giữ vững một niềm tin son sắt với triều đại Nehru-Gandhi, và bà Sonia đã cho thấy mình không bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích triều đại này bằng cách làm ngược lại những gì mà một chính trị gia thường làm. Người phụ nữ này đã khéo léo lựa chọn cách tránh ánh hào quang và sự soi mói của công chúng.

Giai ma quyen luc cua "nu hoang khong ngai" An Do
Ông Manmohan Singh cũng phải đáp ứng các chính sách vì người nghèo của bà Sonia

Với việc từ chối trở thành Thủ tướng Ấn Độ, bà đã khiến ông Manmohan Singh phải đứng ra “chịu đòn” thay mình. Bà cũng rất hiếm khi trả lời phỏng vấn và cũng thường rất kiệm lời trong các phiên họp quốc hội. Đồng thời, người phụ nữ này cũng không công khai can thiệp gì khi chính phủ đối mặt với các cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, bà Sonia đã vượt mặt Quốc hội và giới truyền thông, kêu gọi dân chúng biểu tình. Trong các cuộc biểu tình của mình, bà Sonia luôn đưa ra thông điệp mà bà học được từ mẹ chồng mình đó là: “Tôi đứng về phía những người nghèo khổ”. Và để chứng minh cho câu nói trên, bà Sonia đã dẫn chứng hàng loạt các biện pháp mang tính chủ nghĩa cực đoan mà chính phủ nước này từng áp dụng khiến nền kinh tế Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Sonia đã chứng minh lựa chọn đứng về phía người nghèo của mình bằng việc buộc ông Manmohan Singh phải thiết lập các phương án nhằm đảm bảo cho những người thất nghiệp có công ăn việc làm, và đảm bảo cho một số lượng đáng kể người dân ở đây được nhận trợ cấp về lương thực.

Thủ tướng Ấn Độ rồi đây sẽ phải tìm ra tiền để hoàn tất các chính sách ủng hộ người nghèo của bà Sonia bởi người phụ nữ này đã yêu cầu ông làm thế. Tuy nhiên, ông Manmohan Singh cũng là một nhà kinh tế có tiếng thận trọng. Một số người từng làm việc gần gũi với ông tiết lộ, câu châm ngôn ưa thích nhất của nhà lãnh đạo này là “tiền không từ trên trời rơi xuống”. Vậy tại sao ông Manmohan vẫn phải cố kiếm ra tiền để giải quyết các chính sách vì người nghèo của bà Sonia? Phải chăng quyền lực thực sự nằm trong tay bà Sonia chứ không phải trong tay ông Manmohan?

Thành công nhờ sự khác biệt trên chính trường

Thông thường, sẽ không có các tuyên bố của chính phủ liên quan tới việc bà Sonia sang Mỹ chữa bệnh. Tuy nhiên, đảng Quốc đại đã đưa ra một tuyên bố như vậy mặc dù trong đó không có thông tin về căn bệnh bà mắc phải và bệnh viện – nơi bà đang được điều trị.

Giai ma quyen luc cua "nu hoang khong ngai" An Do
Rahul Gandhi sẽ tiếp bước sự nghiệp của mẹ mình?

Tuyên bố này lại được cho là hợp pháp dựa trên lý luận rằng sức khoẻ của bà là một vấn đề mang tính cá nhân, và nhân dân Ấn Độ cần phải tôn trọng các yêu cầu từ phía gia đình bà trong việc giữ bí mật những thông tin đó.

Tuy nhiên, hai tờ báo về kinh tế hàng đầu ở Ấn Độ đã không đồng ý với điều đó. Tờ Thời báo Kinh tế ở đây đưa tin, việc giữ bí mật như vậy khiến người ta liên tưởng tới sự ra đi đột ngột của một nhà lãnh đạo khác và những cộng sự của ông cũng đã được giữ trong bóng tối mãi. Và họ lo sợ, Sonia không phải là ngoại lệ.

Một lần nữa, Sonia Gandhi lại cho thấy, không giống như đại đa số các chính trị gia của nền dân chủ, bà cảm thấy mình không có nghĩa vụ phải giải thích về bản thân. Hơn thế nữa, bà cũng đã chứng minh, bản thân hoạt động độc lập trong việc đề cử người kế nhiệm mình.

Đảng Quốc đại cho hay, trong thời gian bà Sonia ở Mỹ, cậu con trai Rahul và 3 người khác – những người tuyệt đối trung thành với bà sẽ thay Sonia quản lý mọi hoạt động. Tuy nhiên, người ta vẫn thắc mắc, nếu chẳng may bà không qua khỏi, liệu bà Sonia có chuyển giao quyền lực cho Rahul để cậu quý tử này tiếp tục sự nghiệp của bà?

(Nguồn: http://vietbao.vn)





Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

HỦY BUỔI RA MẮT SÁCH CỦA GANDI TẠI MỸ


Hủy buổi ra mắt sách về Gandhi tại Mỹ

Buổi ra mắt cuốn tiểu sử ‘Great Soul’ của Joseph Lelyveld tại California ngày 13/4 bị hủy bỏ. Sách đã bị cấm tại Ấn Độ vì kể về mối quan hệ đồng giới của Gandhi với một người bạn Đức.
(Việc cuốn sách “Great Soul: Mahatma Gandhi and His Struggle With India” có thực sự nói lãnh tụ Gandhi (ảnh) đồng tính hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Ảnh: AP.)
Theo AP, sự kiện trên do Quỹ Tài năng, một tổ chức phi lợi nhuận dự định tiến hành ở Santa Clara, California (Mỹ). Quỹ Tài năng là tổ chức thường xuyên hỗ trợ học bổng cho sinh viên Ấn Độ

“Chúng tôi không muốn liên quan đến vụ tranh cãi này bởi đó không phải là mục tiêu hoạt động của tổ chức. Chúng tôi không phải một cộng đồng hâm mộ văn học khuyến khích tranh luận về các tác giả và tác phẩm của họ”, ông Abhu Shukla, người phát ngôn của Quỹ nói với AP. “Vì thế, chúng tôi quyết định hủy bỏ sự kiện vì nó có thể gây tranh cãi”

Mặc dù cuốn “Great Soul: Mahatma Gandhi and His Struggle With India” của Joseph Lelyveld vẫn chưa xuất bản tại Ấn Độ nhưng nhiều bang ở nước này đã quyết định cấm lưu hành cuốn sách. Lý do là nhiều bài điểm sách trên báo chí phương Tây đều suy đoán hoặc khẳng định sách nói về mối quan hệ đồng tính của lãnh tụ Gandhi và một người đàn ông Đức tên là Hermann Kallenbach.
Đến chiều 1/4, cuốn sách xếp thứ 80 trong top sách bán chạy trên trang Amazon. Tại Mỹ, sách được nhà xuất bản Alfred A. Knopf đưa lên kệ trong tuần này. Dù buổi ra mắt sách ở Santa Clara bị hủy, lịch các sự kiện ra mắt khác ở New York, Los Angeles, Boston và nhiều thành phố khác tại Mỹ vẫn được giữ nguyên, theo ông Paul Bogaards, đại diện của nhà xuất bản

Bình luận về việc Quỹ Tài năng hủy sự kiện liên quan đến cuốn sách, ông Bogaards cho rẳng đây là hành động “đáng xấu hổ” và “sặc mùi kiểm duyệt”. “Quyết định này được đưa ra hoàn toàn dựa trên những thông tin vô căn cứ. Nhà văn Lelyveld là người đoạt giải Pulitzer và các thành viên của Quỹ đã sai lầm khi từ chối cơ hội gặp gỡ và nghe ông thuyết trình”
(Nhà văn Joseph Lelyveld từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo cao cấp tại New York Times trong vòng 12 năm. Ảnh: cencom)

Joseph Lelyveld là cựu tổng biên tập của tờ New York Times, từng giành giải Pulitzer với tác phẩm “Move Your Shadow: South Africa, Black and White” vào năm 1986.
Nguồn: evan)

PHIÊN BẢN MỚI CỦA KAMA SUTRA


The Kama Sutra gets a makeover

Phiên bản mới của cẩm nang Kama Sutra

Cuốn sách Kama Sutra của Ấn Độ sẽ có phiên bản mới. Cuốn sách từ lâu được coi là bộ sách hướng dẫn có minh họa về nghệ thuật tình dục sẽ được xuất bản với hình thức sách cẩm nang dành cho những người trưởng thành.
Nhà xuất bản cho biết ấn bản mới của cuốn sách sẽ mang một cái nhìn toàn diện tới mọi khía cạnh của tình yêu và các mối quan hệ


Kama Sutra đã trở thành cuốn sách cẩm nang đề cập tới những hành vi tình dục phiêu lưu. Nhiều người biết đến cuốn sách này như một tác phẩm của Ấn Độ chứa đựng những hình ảnh minh họa về quan hệ nam nữ vừa giống tạp chí Playboy - một tạp chí dành cho nam giới, lại phần nào đó giống trang web ‘Cirque de Solei’ - một trang web giải trí toàn cầu

Trong vòng 50-60 năm qua, mọi người ngày càng có ấn tượng rằng cuốn sách Kama Sutra tập trung chủ yếu vào chủ đề tình dục. Hầu hết nội dung cuốn sách đề cập đến các kỹ thuật và phương thức quan hệ nam nữ, về tư thế giao hợp
  “Bất cứ khi nào còn tồn tại mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ, vấn đề vẫn có thể nảy sinh. (www.sxc.hu)

Cuốn sách có khá nhiều bản dịch sang tiếng Anh. Tuy nhiên, phố biến nhất là bản dịch năm 1883 của ông Richard Burton, một nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Anh. Bản dịch đó được thực hiện theo ngôn ngữ của thế kỷ 19 và theo ông Haksar, nó tập trung nhiều hơn vào chương hai của cuốn sách. Sáu chương còn lại đưa ra những lời khuyên về cách sống của một người người đàn ông lịch lãm có học thức


Ngoài chủ đề hôn nhân, thời gian tìm hiểu, mối quan hệ trong hôn nhân theo chế độ đơn thê cũng như chế độ đa thê, cuốn sách còn đề cập tới mối quan hệ ngoài hôn nhân, cuộc sống ở chốn hậu cung hoặc cuộc đời của những cô gái điếm hạng sang, các phương thuốc khác nhau nhằm làm tăng vẻ hấp dẫn cũng như cải thiện khả năng tác động đến bạn tình. Những chương tiếp theo của cuốn sách cũng đã được bổ sung thêm nhan đề chương như ‘Vượt qua thử thách’, ‘Những cô gái bạn nên tránh’ hay ‘Tại sao phụ nữ bị mất cảm hứng’.
Mặc dù ngôn ngữ đã được cập nhật, các vấn đề như cư thế nào với vợ của người khác hay cách quản lý chốn hậu cung có thể là những nội dung xa lạ với những cặp đôi thời hiện đại.
Nhà tâm lý học Anne Holland, Giám đốc Điều hành chi nhánh tiểu bang New South Wales của tổ chức Quan hệ tình yêu và hôn nhân Úc (Relationships Australia), cho rằng: “Kama Sutra có thể coi là một trong những cuốn sách cẩm nang hoặc sách hướng dẫn về quan hệ lứa đôi. Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề thực tế nhưng có một số nội dung không phù hợp với thời đại ngày nay”.
Theo bà Anne Holland, mặc dù hiện đang có khá nhiều sách cẩm nang dạy nghệ thuật sống, viễn cảnh một phiên bản mới của Kama Sutra thể hiện nhu cầu của con người luôn muốn tìm kiếm những lời khuyên về vấn đề tình dục và cách ứng xử trong quan hệ lứa đôi. “Nhưng có lẽ phải tuyệt vọng lắm khi chúng ta muốn nghe những lời khuyên từ thế kỷ 3!,” bà nói.
Tuy nhiên, dịch giả Aditya Haksar cho rằng việc ra đời từ xa xưa không phải là không phải là yếu tố làm giảm đi tầm quan trọng của cuốn sách. Ông nói: “Chừng nào còn tồn tại mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, chừng đó các vấn đề còn nảy sinh. Tôi cho rằng cuốn sách có tác dụng và phù hợp trong mọi thời đại.”
(Nguồn: http://www.bayvut.com.au)

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Đại học Nalanda và sự theo đuổi khoa học

ĐẠI HỌC NALANDA VÀ SỰ THEO ĐUỔI KHOA HỌC
Khôi Phục Trường Đại Học Nalanda


New Delhi, India - Trường Đại học Nalanda sẽ được khôi phục tuy nhiên sẽ không có sự hợp tác của đức Dalai Lama trong dự án phục hồi trung tâm Phật học cổ xưa này, một thiếu sót nhằm mục đích tránh những vấn đề nhạy cảm với Trung Quốc.
Hôm nay (8/7/2010), chính phủ Ấn Độ đã quyết định đưa ra một dự thảo tại phiên họp mùa mưa của Quốc hội nhằm phục hồi trường Đại học Nalanda bằng việc kêu gọi quốc tế mà đích nhắm là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, khối liên minh mà trong đó Ấn Độ là thành viên cùng với Trung Quốc và 14 quốc gia khác.
Dự án có thể sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và phật học sẽ là bộ phận  nòng cốt trong chương trình giảng dạy của trường.
Nhiều đệ tử của đức Dalai Lama – được  xem như là một trong những thành phần  tiêu biểu nhất theo truyền thống Nalanda của Phật giáo – dường như đã thiếu sót trong quá trình sắp đặt  của mình. Họ nói rằng quyết định của Ấn Độ thật đáng mỉa mai song có thể hiểu được, xét cho cùng thì đó cũng chỉ lạ sự ép buộc về địa lý chính trị của chính quyền New Delhi. “Rằng trường Đại học Nalanda được khôi phục mà có sự ủng hộ của các quốc gia Phật giáo quan trọng hơn là việc tham dự của đức Dalai Lama trong dự án,” một đệ tử lâu năm của Ngài nói.
Chính những phật tử Tây Tạng, như đức Dalai Lama là người gìn giữ “truyền thống Nalanda” và các giáo pháp của trường phái Đại thừa trong Phật giáo còn tồn tại sau khi trường Đại học bị quân xâm lược thiêu hủy vào thế kỷ 12.
Mặc dù đức Dalai Lama sẽ không có vai trò gì trong dự án nhưng kế hoặc khôi phục sẽ được nhắm đến một thành viên giải Nobel đó là Amartya Sen. Nhà kinh tế học Bengal đứng đầu ban Cố vấn Nalanda, ban này sẽ tổ chức các hội nghị trên toàn vùng  Đông Á, bao gồm cả Singapore và Trung Quốc, nhằm tiếp nhận  những kiến nghị đóng góp cho dự án khôi phục trường đại học này.
Trường đại học quốc tế này sẽ là một cơ quan tự quản có dấu riêng của Nalanda – được lưu giữ tại viện bảo tàng tại quận Nalanda thuộc bang Bihar – như là biểu tượng của trường.
Việc khôi phục sẽ được tiến hành thông qua một hiệp định liên chính phủ giữa các nước thành viên trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định giải ngân 10.050 triệu Rs. Ủy ban Kế hoạch sẽ đóng góp 500 triệu Rs cho đến khi trường có thể tự đứng vững được. Các quốc gia thành viên trong nhóm ủng hộ sẽ đóng góp tự nguyện, mặc dù trường cũng sẽ gây quỹ thông qua sự chung tay của quần chúng và tư nhân.
“Văn phòng dự án đã được thuê tại New Delhi cho trường Đại học dự định này và sẽ đi vào hoạt động sau khi dự thảo được ban hành tại Quốc hội,” Bộ trưởng Thông tin truyền thông Ambika cho biết sau phiên họp chính phủ hôm nay.
Trường Đại học dự định này sẽ bao gồm các phân khoa như : Phật Học, Triết Học và Tôn Giáo Tỷ Giảo, Lịch Sử, Hòa Bình và Quan Hệ Quốc Tế, Quản Trị Kinh Doanh liên quan đến Chính Sách Cộng Đồng và Phát Triển, Ngôn Ngữ và Văn Học, Sinh Thái và Môi Trường.
Chính quyền bang Bihar đã tìm được khu đất khoảng 500 mẫu ở Rajgir, gần khu trường Đại học Nalanda cũ.
500 mẫu nữa sẽ được chuyển giao. “Việc khôi phục trường đại học Nalanda cũng sẽ đưa đến lợi ích lớn hơn trong quá trình tiếp nối Phật giáo ở Ấn Độ, thực chất là có lợi cho ngành du lịch,” ông Soni nói.