Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

ĐA DẠNG VĂN HÓA - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

ĐA DẠNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG ĐỂ  BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Văn hóa và môi trường
Các khu vực có tầm quan trọng đặc biệt có thể được nhà nước chính thức công nhận vào hệ thống các khu rừng đặc dụng như Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Vườn Quốc gia Cúc Phương, ... hay nằm ngoài hệ thống các khu rừng đặc dụng nhưng có ý nghĩa lớn về giá trị lịch sử, môi trường, cảnh quan văn hóa như Công Viên Thống Nhất, ...


Dù được chính thức công nhận hay không công nhận về mặt pháp lý thì bản chất các không gian và cảnh quan ấy là vốn quý, là báu vật, là di sản, là thiên đường, là điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư dịch vụ, là niềm tự hào của dân tộc ta với bạn bè năm châu. Những nơi này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững nước nhà. Nguyên tắc đúng là mọi hoạt động nói chung và hoạt động đầu tư-dịch vụ nói riêng cần phải hiểu, tôn trọng, hài hòa, thân thiện và bảo vệ toàn vẹn không gian, cảnh quan ấy. Trước khi thẩm định các dự án khả thi và báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải công khai rộng rãi để lắng nghe và hiểu thấu ý kiến phản biện đa chiều của xã hội. Tất cả những ai không tuân thủ nguyên tắc trên mà trực tiếp hoặc gián tiếp làm xâm hại hay ảnh hưởng xấu đến những nơi ấy là có tội với đất nước, với nhân loại và sẽ bị thế hệ con cháu tương lai than trách và nguyền rủa.


Có mối quan hệ mật thiết, mối tình sâu đậm giữa các khu vực đặc biệt này với biết bao người, đặc biệt là người dân bản địa và địa phương trong suốt chiều dài lịch sử, tạo nên một liên kết vững chải cùng nhau đứng vững theo thời gian. Tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do họ sáng tạo ra đã tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc và riêng cho từng khu vực, vùng miền. Họ tin rằng mọi vật đều có linh hồn, nuôi dưỡng và bảo hộ cho họ. Các hoa văn trên tấm vải dệt, các bài hát,... và các lễ hội truyền thống đều thể hiện rõ nét đặc sắc này. Do vậy, họ hiểu rằng nếu mình phá rừng, hủy diệt cây cối, không bảo hộ các loài động vật, thực vật, làm ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và cả đất đá tức mình đã làm hư nền tảng sự sống của chính mình. Nếu vậy tương lai mình cũng bị tiêu diệt. Mình tự tử một cách từ từ khi làm như vậy. Họ sống trong một không gian thênh thang, êm ả, yên bình, tự do với một đời sống bình an, đơn sơ, mộc mạc, bình dị, tình cảm, thật thà và mang đậm chất nhân văn.


Giá trị cuộc sống của họ ở chỗ họ hít thở không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nghe chim hót, tiếp xúc với những điều kỳ diệu của cuộc sống xung quanh có tác dụng nuôi dưỡng và trị liệu thân tâm rất hiệu quả,.... Cuộc sống này đã đem lại được những gia đình hạnh phúc, những thôn làng yên vui, những khu phố văn minh không bị những tệ hại xã hội như tội phạm, bạo động, ma túy, băng đảng, cờ bạc và sắc dục xâm chiếm. Hơn thế nữa, giá trị văn hóa và tinh thần ấy đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tốt tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực. Những cây xanh, những mảnh rừng vẫn còn đó như bà mẹ thiêng liêng họ cần được bảo vệ mãi mãi. Bản sắc này được luân lưu trong dòng máu của tất cả mọi người trong không gian văn hóa ấy. Đây thực chất là những di sản của đất nước và thế giới cho dù nó không được công nhận danh hiệu hay nằm trong hệ thống pháp lý.


Các khu vực này đã và đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa lớn trước các nguy cơ suy thoái và hủy diệt tài nguyên đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học bởi nhiều áp lực đến từ bên ngoài như du khách, đầu tư phát triển dịch vụ, đặc biệt là việc tư duy, quy hoạch đầu tư của các nhà ra quyết định. Trong quá trình quy hoạch, thành lập, công nhận và quản lý các khu vực này, các giá trị trên không được nghiên cứu và hiểu một cách đầy đủ hoặc lờ đi. Cùng với các hoạt động không hài hòa và phù hợp, đặc biệt là sự du nhập, xâm hại bởi các luồng văn hóa ngoại lai đã làm cho mối tình thiêng liêng, mối giây liên kết vô hình và hữu hình giữa họ với các khu vực này bị cắt hay bị tổn thương một cách trầm trọng. Điều này dẫn đến sự không hiểu và tin tưởng lẫn nhau, tạo ra nhiều xung đột và cản trở cho việc phát triển mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, thủy chung son sắc giữa dân với Đảng và Nhà nước từ bao đời nay. Những người vốn là người bảo vệ tốt các khu vực này nay lại trở thành nạn nhân của quá trình phát triển không bền vững. Họ rất dễ bị tổn thương, dễ bị bên ngoài xúi dục, lợi dụng, như một tất yếu họ trở thành lâm tặc, kẻ môi dưới, phá rừng hay tay sai cho cho các hành động bạo động và hoạt động chống phá một cách cá nhân và tập thể. Bản sắc văn hóa, các đa dạng văn hóa này bị mất kéo theo đa dạng sinh học mất và ảnh hưởng nghiêm trọng không lường đến sự nghiệp phát triển không bền vững của đất nước và thế giới.


Hiện nay trong khi chúng ta đang nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện dần Luật, Chính sách, Nghị định, Thông tư hướng dẫn,... cho việc bảo vệ và quản lý tốt các khu vực nói trên, thiết nghĩ Nhà nước và Chính phủ cần quan tâm và thúc đẩy việc nhận diện, nghiên cứu một cách đầy đủ các giá trị tổng thể, đặc biệt là các giá trị tâm linh, văn hóa tinh thần, hệ thống kiến thức bản địa đã làm nên nền tảng hay các di sản ấy. Điều này không chỉ thực hiện đúng theo Agenda 21 mà còn thể hiện rõ quyết tâm chính trị của ta hợp với lòng dân, đúng với tinh thần dân là gốc và đảm bảo uy tín của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế để bảo vệ toàn vẹn các “di sản” hay không gian trên. Trong khi chúng ta chưa có các tiêu chí cụ thể và hướng dẫn rõ ràng cho việc đầu tư, hoạt động và quản lý hiệu qủa các khu vực này thì việc học tập, tham khảo và vận dụng cho phù hợp các tuyên bố và hướng dẫn quốc tế có liên quan là hết sức cần thiết và khẩn cấp. Ba trong các văn bản quan trọng nhất đó là:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn của UNESCO/IUCN về bảo tồn và quản lý các khu vực tự nhiên linh thiêng (The UNESCO/IUCN Guidelines for the Conservation and Management of Sacred Natural Sites);
2. Công ước đa dạng sinh học Akwé: Hướng dẫn Kon cho việc đánh giá tác động Văn hóa, Môi trường và Xã hội liên quan đến Dự án Phát triển có ảnh hưởng khu vực thiêng liêng (The CBD Akwé: Kon Voluntary Guidelines for the Conduct of Cultural, Environmental and Social Impact Assessment Regarding Developments Proposed to Take Place on, or which are Likely to Impact on, Sacred Sites and on Lands and Waters Traditionally Occupied or Used by Indigenous and Local Communities);
3. Tuyên bố Yamato cho cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (The Yamato Declaration on Integrated Approaches for Safeguarding Tangible and Intangible Cultural Heritage)

ĐA DẠNG VĂN HÓA - TÀI SẢN CHUNG CỦA NHÂN LOẠI

ĐA DẠNG VĂN HÓA LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA NHÂN LOẠI
(Nguồn: vietbao.com)

Hội nghị "Dự thảo Công ước về bảo vệ sự đa dạng các nội dung văn hóa và biểu đạt nghệ thuật" do Ủy ban quốc gia UNESCO VN tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Khẳng định sự cần thiết của dự thảo như một công cụ pháp lý, các học giả tham dự hội nghị cũng đề xuất những kiến nghị, góp ý trên cơ sở thực tế của VN.
Ông Chu Shiu-kee, đại diện UNESCO tại VN: Đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại đã được khẳng định trong lời nói đầu của dự thảo, nhằm đánh thức sự quan tâm của các quốc gia thành viên vai trò, giá trị của sự đa dạng văn hóa đối với sự tồn tại, hưng, vong của nhân loại.
Theo đó, để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực các quốc gia phải thừa nhận và hỗ trợ đa dạng văn hóa, nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc hoạch định các chính sách văn hóa để bảo vệ và thúc đẩy nội dung văn hóa và biểu đạt nghệ thuật, đảm bảo phát triển kinh tế và văn hóa luôn song hành. Và, Công ước như là một công cụ chuẩn ràng buộc các quốc gia thực hiện cam kết có tổ chức.
Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Việt Nam:
Bảo vệ sự đa dạng văn hóa là tạo nội lực để giao lưu với các nền văn hóa khác, tiếp nhận một cách khoan dung các giá trị văn hóa, sáng tạo nên các giá trị văn hóa mới làm phong phú vốn văn hóa của mỗi quốc gia.
Muốn thực hiện tốt điều này, từng quốc gia phải có chính sách phù hợp để thúc đẩy việc bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc và giao lưu quốc tế. Vì thế, Công ước này sẽ dễ được người VN chấp nhận vì phù hợp với chiến lược phát triển văn hóa của VN.
Giáo sư Vũ Khiêu:
Tính đa dạng văn hóa đã từ lâu trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không chỉ của văn hóa mà còn của bản thân dân tộc. VN có 54 dân tộc anh em cùng chung sống có những nét riêng biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, sinh hoạt vật chất...
Trải qua hàng ngàn năm chung sống với nhau, những dân tộc và tộc người anh em ấy đã không đánh mất bản sắc văn hóa mà còn phát huy tính đa dạng của mình. Bản sắc và tính đa dạng ấy không tạo nên ở họ một hàng rào khép kín, ngược lại họ luôn luôn tự coi mình như những thành viên trong máu thịt của cộng đồng VN.
Điều khiến họ gắn kết với nhau chính là giá trị phổ biến mang tính nhân loại, những giá trị đã trở thành cốt lõi của văn hóa VN, những mục tiêu phấn đấu chi phối lý tưởng sống và hành vi ứng xử của con người VN.
Riêng về mặt giao lưu văn hóa, dân tộc VN đã gặp gỡ, trao đổi với rất nhiều nền văn minh trong khu vực và trên thế giới, đã tiếp thu được rất nhiều nhân tố tích cực từ nước ngoài và không hề bị đồng hóa. Ngược lại, sự giao lưu ấy đã góp phần làm cho tính đa dạng của văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và bền vững.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Cần phải đưa vào công ước một điều lệ tính thống nhất trong mối quan hệ với đa dạng văn hóa: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia... là những quốc gia có nền văn hóa đa dạng, trong quá trình phát triển xã hội, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh là nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa nói chung.
Riêng đối với Việt Nam, ngoài những chính sách ưu đãi phát triển văn hóa mang tính khu vực, việc tổ chức những ngày văn hóa Chăm, Khmer, Tây Bắc, Đông Bắc... ở Hà Nội và một số tỉnh, thành thời gian qua chính là một cách khơi dậy bản sắc văn hóa riêng đặc sắc của các dân tộc, tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Bảo vệ đa dạng văn hóa, Công ước cần có cánh cửa mở cho các quốc gia thành viên, tôn trọng cách xử lý của mỗi quốc gia dựa trên cơ sở thực tế, hoàn cảnh lịch sử của từng nước.
Giáo sư Trần Quốc Vượng: Chấp nhận đa dạng văn hóa phải trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác trong quá trình giao lưu hội nhập. Mỗi quốc gia có đặc điểm tự nhiên, xã hội, trình độ phát triển khác nhau nên đương nhiên bên cạnh những chính sách chung, yêu cầu chung mang tính nhân loại rất cần có những chính sách bảo vệ và phát triển đa dạng văn hóa của riêng mình.
Vì thế, "Cánh cửa mở" trong Công ước là một cách tôn trọng nền văn hóa cũng như chính sách phát triển, bảo vệ đa dạng văn hóa sau khi Công ước có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.
Nhìn vào thực tế, không phải chỉ VN có Nhã nhạc cung đình, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều có, nhưng trong nhiều thế kỷ giao lưu, tiếp nhận và biến chuyển để tạo nên tính đặc thù riêng, những giá trị nội hàm và ngoại hàm của Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành tài sản quý riêng có ở VN. Và, chính giá trị đặc biệt riêng ấy đã đưa Nhã nhạc VN vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Đối thoại giữa các nền văn minh đang là yêu cầu quan trọng bậc nhất của sự phát triển tính đa dạng văn hóa nhưng nó lại diễn ra giữa một bên có ưu thế tuyệt đối về kinh tế và văn hóa với bên kia là những người còn thiếu thốn về mọi mặt trên lĩnh vực văn hóa, họ không có điều kiện và phương tiện cần thiết để tiếp cận những phát minh ngày càng kỳ diệu của nhân loại.
Điều 16 và 17 của dự thảo Công ước đã nêu lên tình hình, sự hạn chế của các nước đang phát triển và đòi hỏi sự quan tâm của các nước phát triển. Theo đó, quyền ưu đãi dành cho các nước đang phát triển (Điều 17) được ghi rõ: "Các nước phát triển cần tạo thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa với các nước đang và kém phát triển bằng cách dành sự đối xử ưu đãi thích hợp đối với các chuyên gia, các nhà nghệ thuật các nhà sáng tạo của các nước đang phát triển và chậm phát triển, cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của nước nhà".
Riêng vấn đề tự do trong biểu đạt văn hóa và nghệ thuật được nhấn mạnh trong, dự thảo, các học giả VN đều thống nhất quan điểm: Tự do của cá nhân không được xâm phạm đến lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc và của nhân loại. Tự do của một cá nhân gắn liền với trách nhiệm của cá nhân đó với xã hội với cộng đồng.

TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA

Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá


Dương Thuấn, Mai Văn Hai

Văn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
1. Từ cái chung đến cái khác biệt
Chúng ta đều biết, ngày 12 tháng 2 năm 2001 giới khoa học sau nhiều năm nghiên cứu đã công bố bản đồ gien người: có 99,9% số gien trong tất cả mọi người trên trái đất - dù họ thuộc quốc gia hay dân tộc nào - đều giống nhau. Và một điều mà bằng quan sát ai cũng có thể biết được, đó là để có thể tồn tại được thì tất cả mọi người trên trái đất - cũng bất luận họ ở quốc gia hay dân tộc nào - đều có nhu cầu chung là phải ăn, mặc, tìm nơi ở và tổ chức đời sống cộng đồng. Như vậy từ cơ sở sinh học đến các nhu cầu xã hội thì cái phần chung, phần giống nhau của mọi người là rất lớn.
Tuy nhiên, trong khi giải quyết các nhu cầu đầu tiên mang tính phổ biến này, mỗi cộng đồng người, dựa trên thực tiễn kinh nghiệm của mình, lại có một cách lựa chọn riêng, được biểu hiện thành lối sống, một cách ứng xử, và tất cả những điều đó tạo nên bản sắc riêng của họ.
Chẳng hạn, ăn là một nhu cầu nhằm duy trì sự sống, song trong khi các sắc dân du mục chủ yếu là ăn thịt thì thì dân trồng trọt lại ăn nhiều ngũ cốc và các thứ rau quả khác. Về mặc, ta thấy người cực Bắc hầu như quanh năm phải khoác áo lông thú và đi giày ấm, thì người phương Nam, nhất là khu vực quanh xích đạo, người ta chỉ mang áo đơn, áo cánh, thậm chí nhiều lúc đi chân đất và ở trần. Nơi ở cũng vậy, nếu như dân xứ lạnh quen làm nhà theo kiểu trần thấp, tường dày, cửa nhỏ để giữ hơi ấm thì dân nhiệt đới lại thích làm nhà cao, cửa rộng với hàng hiên rộng dài cho thoáng mát và dễ giao hoà với cỏ cây, hoa lá.
Để có thể tồn tại và phát triển, không có xã hội nào không phải bắt đầu từ các công việc rất giống nhau là phải làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhưng quá trình thực hành các công việc này lại mỗi nơi một khác. Cũng nhằm một mục đích chung là sản xuất lương thực, thực phẩm nhưng chỗ này chăn nuôi, chỗ kia trồng trọt. Hay cùng một nghề trồng trọt mà nơi thì trọng quảng canh, nơi có truyền thống thâm canh, và nơi khác nữa lại kết hợp cả quảng canh lẫn thâm canh. Từ góc độ tổ chức cộng đồng và lối sống ta cũng thấy có tình trạng tương tự. Bảo vệ an ninh và duy trì sự cố kết giữa các thành viên là mục tiêu mà xã hội nào cũng không nằm ngoài quy luật chung đó: nhu cầu chỉ có một, mà biểu hiện thì vô vàn. Có xã hội theo mẫu hệ, có xã hội theo phụ hệ. Và không ít xã hội khác nữa có hình thức không hẳn mẫu hệ cũng không hẳn phụ hệ, v.v...
2. Từ sự khác biệt thấy ra sự giống nhau
Ngược lại, qua những biểu hiện muôn hình ngàn vẻ của văn hoá, người ta cũng có thể lần ra chỗ giống nhau, hay là tính đồng nhất và hằng xuyên của chúng. Các tài liệu nhân học và khảo cổ học chỉ ra rằng, ngay từ thời cổ đại, có nhiều tộc người sống rất xa nhau, nghĩa là giữa họ không hề có một sự giao lưu nào về văn hoá, song cộng đồng nào cũng chế tác được một loại xe riêng, và điều thú vị là không có ở đâu con người lại tạo ra chiếc bánh xe vuông, vì người ta đều hiểu làm như thế xe sẽ không chạy được. Khi xem những bộ sưu tập về các công cụ sản xuất và chiến đấu của các tộc người hết sức khác nhau trong các viện bảo tàng về dân tộc học như rìu, búa, dao, kéo, cưa, cặp, kim, giáo, mũi tên, người ta cũng thấy rõ sự giống nhau của chúng, còn sự khác nhau chỉ ở một vài chi tiết nhỏ.
Một nhận xét của E. B. Tylor về sự giống nhau giữa các nền văn hoá: “Chúng ta cũng thấy như vậy (thấy những nét giống nhau) ở những công việc của người hoang dã: những đồ gỗ dựng nhà, những tấm lưới bắt cá hay những cần câu, những cái tên hay những giáo đi săn, những cách thức tạo ra lửa, nấu nướng thức ăn bằng lửa, những kiểu bện thừng và đan giỏ, được lặp đi lặp lại giống nhau kỳ lạ ở các mẫu của tất cả các bộ sưu tập minh hoạ cho sinh hoạt của các xã hội lạc hậu từ Kamchatka đến Đất Lửa, từ Dahomey đến quần đảo Hawaii.” ( E. B. Tylor, “Văn hoá nguyên thuỷ”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 2000, trang 18-19)
Có thể dẫn chứng gần gũi hơn là những nét giống nhau trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam:
Về sự đoàn kết:
Nhiều chống càng tốt
Nhiều cột càng bền
(Tục ngữ Thái)
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Tục ngữ Kinh)
Về quan hệ ứng xử:
Chồng mắng thì vợ nhịn lời
Vợ giận, chồng lại lả lơi làm lành

(Tục ngữ Thái)
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê
(Tục ngữ Kinh)

Về tình yêu nam nữ:
Khi lòng dạ đã thương

Cởi áo cho nhau mặc
(Dân ca Vân Kiều)
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
(Dân ca Kinh)
Thân em như con từ quy
Đêm thì họp bạn, ngày thì đi đâu
(Dân ca Mường)
Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương

(Dân ca Kinh)
Về kinh nghiệm đồng áng:
Ruộng chờ mạ
Ruộng kỹ càng tốt
Mạ chờ ruộng
Mạ muộn chẳng được hạt nào
(Tục ngữ Tày)
Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già, ruộng ngấu không thua bạn điền
(Tục ngữ Kinh)
3. Tại sao có sự khác biệt giữa các nền văn hoá
Từ trước đến nay người ta đã viện dẫn rất nhiều lý do để giải thích về sự khác biệt giữa các nền văn hoá, đó là sự khác nhau về chủng tộc, sự cách xa về không gian địa lý, sự không đồng nhất về khí hậu, đất đai, sự chế định của những điều kiện kinh tế - xã hội, và bao trùm lên hết thảy là do năng lực sáng tạo của con người. Ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh thêm rằng nhiều khi chính bản thân sự gần gũi hay sự đồng nhất cũng trở thành lý do quan trọng làm nảy sinh sự khác biệt. Ấy là khi người ta muốn có sự đối lập nhau, phân biệt nhau, nhằm khẳng định bản thể, để được là chính mình. Nhà nhân học Lévi-Strauss nói rằng có “nhiều tập quán đã nảy sinh không phải từ một sự cần thiết nội tại hay một sự cố thuận lợi nào đó, mà chỉ từ ý muốn không phụ thuộc vào một nhóm bên cạnh” (Lévi-Strauss, Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1996, trang 16).
Bàn về tính đa dạng của văn hoá, ông còn viết: “Vấn đề tính đa dạng không chỉ đặt ra đối với những nền văn hoá được xem xét trong những quan hệ qua lại của chúng; vấn đề này cũng đặt ra bên trong mỗi xã hội, trong tất cả các nhóm tạo thành xã hội đó: các đẳng cấp, các giai cấp, các giới nghề nghiệp hay tín ngưỡng,v.v... với sự phát triển của những sự khác nhau mà mỗi nhóm đó coi là hết sức quan trọng.” (Lévi-Strauss, Sđd).
Mối quan hệ vừa thống nhất vừa đa dạng của văn hoá có thể tương ứng với mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù cái chung và cái riêng trong triết học. Trong mối quan hệ này, cái chung là những mặt, những thuộc tính có ý nghĩa phổ biến và tham gia trực tiếp vào trong cái riêng, chứ không có cái chung nào tồn tại một cách độc lập bên ngoài cái riêng. Điều này có nghĩa là chỉ có những thuộc tính văn hoá chung của nhân loại, chứ không có cái gọi là nền văn hoá nhân loại tồn tại một cách độc lập, bên cạnh văn hoá dân tộc và văn hoá nhóm. Nói cách khác là thuộc tính chung nhân loại của văn hoá không bao quát toàn bộ, mà chỉ là một phần của của các nền văn hoá dân tộc hay văn hoá nhóm, ngoài những phần, những bộ phận có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại, thì chúng vẫn bảo lưu những nét riêng đặc thù và độc đáo, tạo thành bản sắc của dân tộc hay nhóm.
4. Toàn cầu hoá có thủ tiêu sự khác biệt giữa các nền văn hoá?
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mối quan hệ vừa thống nhất vừa đa dạng của văn hoá đang nổi lên như một vấn đề thời sự nóng hổi. Người ta lo ngại là kết quả của toàn cầu hoá có thể làm nảy sinh một nền văn hoá toàn cầu, mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện các đơn vị văn hoá chung đối với mọi nước (như mốt, thể thao, du lịch, văn hoá đại chúng). Một nước phát triển như nước Pháp - nơi đã từng sản sinh ra những Descartes, Racine, Baudelaire, Victor Hugo, nơi từng đứng đầu về tư tưởng, khoa học và nghệ thuật - cũng đang bị xâm chiếm bởi các loại nhạc rock, rap, pop, phim ảnh Hollywood, quần jean, áo thun, thức ăn nhanh McDonald, bánh Pizza, gà rán Kentucky, v.v... Trong khi đó, những thành tựu riêng mà các dân tộc đã đạt được như văn học nghệ thuật, triết học, khoa học, thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại lại đang vượt qua biên giới quốc gia để trở thành tài sản chung của nhân loại. Theo xu hướng ấy, toàn cầu hoá là đồng nghĩa với sự thủ tiêu tính đa dạng của các nền văn hoá khác nhau.
Nhưng cần nhớ rằng toàn cầu hoá là một quá trình diễn ra không đồng đều, ở đó các nước giàu chiếm vị trí thủ lĩnh và là kẻ chiến thắng, trong khi các nước nghèo lại trở nên nghèo hơn nữa. Do đó, phong trào chống lại toàn cầu hoá cũng đang ngày một tăng lên, từ các lực lượng khác nhau, tại các khu vực, các dân tộc, các vùng khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này tại các hội nghị toàn cầu ở Seattle, Prague hay Davos.
Như vậy toàn cầu hoá, trong khi làm xuất hiện sự tích hợp và thống nhất văn hoá trên phạm vi toàn cầu, thì đồng thời cũng kéo theo nó sự phân hoá về văn hoá một cách sâu sắc nhất. Lévi-Strauss từng nhận xét: “Loài người thường xuyên nằm giữa hai quá trình mâu thuẫn nhau, một quá trình hướng tới thiết lập sự thống nhất, còn quá trình kia thì nhằm duy trì hoặc khôi phục sự khác nhau, đây chính là hai cách mạnh lên khác nhau” (Lévi-Strauss, Sđd, trang 98). Còn một nhà nghiên cứu khác, giáo sư Roninglehart thì nói, đại ý: một người Nga, Tây Ban Nha hay Trung Quốc khi mặc quần jean và cầm trên tay lon Coca-Cola thì họ vẫn cứ là Nga, Tây Ban Nha hay Trung Quốc. Còn đối với nước ta, sau hơn một trăm năm bỏ áo nâu giày vải, đi giày tây mặc âu phục thì ta vẫn là người Việt Nam...
Người ta nói rằng biểu thị sinh động cho sự phân hoá này là sự ra đời của hàng loạt các khái niệm: nền văn minh, văn hoá khu vực, văn hoá dân tộc, văn hoá vùng. Sự cọ sát giữa các nền văn hoá sẽ làm cho văn hoá các dân tộc trên thế giới phát triển hơn mà thôi. Như vậy, chúng ta có nên quá lo lắng cho việc hội nhập sẽ mất đi bản sắc dân tộc hay không?
(Nguồn: http://www.chungta.com)

TRUYỆN NGỤ NGÔN ÊDOP

TRUYỆN NGỤ NGÔN ÊDOP

Aesop (Áisôpos, 伊索, Ê-đốp) -  người Hy Lạp của thế kỷ thư sáu -  là một trong bốn nhà ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới.  Những câu chuyện nho nhỏ trong vở sách ‘Áisôpos Ngụ Ngôn’ đã trở thành những bài học cho nhi đồng; những chuyện đọc trước giờ ngủ; và những chuyện kể dưới bóng cây vào mùa hè trên sân trường
Hôm nay tôi lên Internet tìm kiếm tài liệu về ‘Ah Q Tự Chuyện’ của Lỗ Tấn (魯迅), vì tôi đã có ý định viết một bài về ‘tinh thần Ah Q’ – một đề tài tôi đã từng viết rất nhiều vì đó là một khoa trình văn học của khóa thi tú tài tại Hồng Kông. Nhưng tôi bất ngờ gặp lại tên một tác giả mà tôi rất sùng bái, đó là Tiền Chung Thư (錢鐘書)
‘Vệ Thành’ là tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả này, nhưng bài viết tôi thích nhất lại là những tiểu phẩm tùy bút của người, nhất là bài ‘Đọc Áisôpos Ngụ Ngôn’. Đó là một bài viết về cảm tưởng của tác giả sau khi đọc ngụ ngôn của Áisôpos, và cũng là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu xa nhất cho tôi.
Ngụ ngôn là ngụ ý trong ngôn ngữ. Nó là một loại văn thể riêng biệt, chuyên dùng tỷ dụ, hoặc xuyên qua những câu chuyện nho nhỏ của thú vật để phúng dụ hay giáo huấn người đời, hy vọng đọc giả có thể xiễn minh đạo lý (阐明道理). Cái đẹp của loại văn này là mộc mạc, trực tiếp, đơn giản nhưng lại đầy triết lý của đời sống.
Áisôpos (伊索 ) -  người Hy Lạp của thế kỷ thư sáu -  là một trong bốn nhà ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới.  Những câu chuyện nho nhỏ trong vở sách ‘Áisôpos Ngụ Ngôn’ đã trở thành những bài học cho nhi đồng; những chuyện đọc trước giờ ngủ; và những chuyện kể dưới bóng cây vào mùa hè trên sân trường… tôi đã được lớn lên với những câu chuyện hấp dẫn và đầy giáo dục này. Nhưng đối với tác giả Tiền Chung Thư, Ngụ Ngôn của Áisôpos không thích hợp cho trẻ con. Người nói, những thiện nhân ác quả, những phân biệt thị thị phi phi của lòai người đều không phải ấu trĩ, rõ rệt và công bình như trong thế giới của động vật. Những câu chuyện trong đó sẽ làm cho sự suy tư của con người ‘thuần khiết hóa’.
Luận điểm đầu tiên được đưa ra là câu chuyện của ‘chó và bóng’… một con chó đang ngậm đồ ăn trong miệng, đi qua cầu. Khi nó thấy hình bóng mình trong nước, tưởng là con chó khác, liền nhả đồ ra, nhảy phốc vào nước để dành lấy miếng ăn kia. Rốt cuộc miếng ăn của mình bị rơi mất. Bản ý câu chuyện đây là cai ‘tham’. Nhưng Tiền Chung Thư cho rằng: thường nói, ai ai đều cần phải có một mãnh gương (để ta có thể tự ngã phản tỉnh). Nhưng ông cho rằng… người tự tri thường không cần mãnh gương đó, và người không tự tri soi gương rồi cũng là vô dụng.
Lại câu chuyện người lão bà và con gà: Lão bà vì muốn con gà mình được sinh thêm nhiều trứng, nên cố sức nuôi dưỡng gà cho mập mạp thêm ra, nhưng hởi ơi, khi gà mập lên, thì nó không còn đẻ trứng. Câu chuyện này cũng nói về chữ tham. Nhưng theo Tiền Chung Thư, câu chuyện là cho chúng ta biết… người giàu có thường là kẻ keo kiệt (nhất mao bất bạt 一毛不拔).
Dưới đây tôi xin thêm vào một vài câu chuyện và luận điểm cá nhân:
Câu chuyện mặt trời và gió: Một hôm gió so tài với mặt trời, xem ai có thể làm cho một người đàn ông trên cõi trần cởi bỏ chiếc áo khoát và chiếc mũ trên mình. Gió dùng tất cả sức lực, làm cho trời đất âm u, địa chuyển thiên xuyền, phong ba bão táp đồng thời nổi dậy, nhưng thảm thay gió càng mạnh thì người đàn ông càng dùng sức níu kéo lại áo mũ của mình. Đến khi mặt trời ra tay, nó chỉ dùng thêm một tí sức, người đàn ông đã bắt đầu cảm thấy nóng nực, một chập sau, người đó tự động cởi đi áo và mũ. Ý nghĩa của câu chuyện này là: khuyên răn có công hiệu hơn là cưỡng bức. Theo tôi thấy, tại sao gió lại không so tài xem ai có thể làm cho người đàn ông mặc thêm áo vào mình? Mọi người đều có tài ba và khả năng riêng biệt, nếu chúng ta nhận biết được tài ba đó, tận thiện kỳ dụng, tri kỷ tri bỉ thì chắc chắn sẽ bách chiến bách thắng!
Câu chuyện bà lão và bình hứng rượu: Một bà lão tìm được một bình hứng rượu cũ. Bà biết nó đã từng là một bình rượu hảo hạng. Bà thường đem ra ngửi, say mê về mùi rượu nồng nàn thơm tho còn lại trong bình. Ngụ ý của câu chuyện là: những sự việc mỹ hảo sẽ lưu lại ký ức lâu dài cho chúng ta. Tôi cho rằng bà lão chắc chắn là dân ghiền rượu! Thử hỏi người không uống rượu, sao biết được mùi thơm của nó. Cũng như… có người cho rằng mùi sầu riêng rất thơm ngon, nhưng kẻ khác lại cho đó là mùi phân tiện của con mèo! Mùi vị chỉ là một cảm giác riêng biệt của mọi người và thật ra, chúng ta sẽ không cần gì đến những ký ức mỹ hảo trong dĩ vãng, nếu chúng ta biết sống một cách hoàn hảo trong những ngày tháng hiện tại của mình.
Câu chuyện người bán tượng Thần Tài: Một người điêu khắc đem tượng Thần Tài của mình ra chợ bán. Có người hỏi, tại sao không để trong nhà thờ cúng? nếu được thần tài gia hộ, tiền được chắc chắn sẽ nhiều hơn! Người điêu khắc nói: tôi chỉ muốn lấy tài lợi nhãn tiền, chờ đợi Thần Tài ban phước, lâu dài quá! Chuyện này phản ảnh những người tham lợi trước mặt, làm chuyện sai quấy, đắc tội thiên thần, không sợ báo ứng. Câu chuyện này làm tôi nghĩ đến chuyện… Tổ Đơn Hà ngày xưa đem tượng Phật gỗ chẻ ra làm củi nấu nước. Ông điêu khắc này phải chăng là vị đại giác ngộ!?
Câu chuyện con chim quạ: Một con chim quạ đen muốn dự cuộc thi tuyển bộ lông đẹp trong rừng. Nó tự thấy xấu xí, nên đem lông trên mình nhổ ra và gắn vào những lông đầy màu sắc mà nó thu nhặt được từ những loại chim khác. Không ngờ nó lại được giải! Các loại chim khác bất bình, đem những lông giả tạm của nó nhổ rạ, hiện ra trước mắt là lô sơn chơn diện, bản mặt xấu xa của nó. Bài này dạy chúng ta đừng nên nhận xét người bằng bộ mặt bên ngoài và cũng đừng nên bám víu vào những vật tạm bợ không thuộc về mình, vì một khi bị tiếc lộ, chúng ta sẽ tự thọ kỳ nhục. Theo Tiền Chung Thư, câu chuyện này chưa nên chấm dứt, con quạ bực tức đem lông của các chim khác đều nhổ ra, hiện ra trước mắt là một đám chim trần trụi, xem thiên nga và chim quạ còn khác nhau chỗ nào!? Ông cho rằng… đây là một thủ đoạn thường dùng để che xấu của người đời và là một chiêu cao siêu nhất! Theo cá nhân, tôi lại cho rằng khi các loại chim bị mất đi bộ lông bên ngoài, tất cả trở về bản lai diện mục, không ai hơn ai… đó chính là cảnh giới vô ngã vô tha, minh tâm kiến tánh của đạo Phật, không phải sao?
Câu chuyện con trâu và con ếch: Một con ếch mẹ thổi bụng mình lên thiệt to, hỏi ếch con: con thấy mẹ to hay là con trâu to? Ếch con nói: con trâu! Ếch mẹ lại gắn sức thổi ra to thêm… và to thêm… nhưng ếch con vẫn nói là con trâu to hơn! Đến lần cuối thì bụng bị nổ bung ra, ếch mẹ ngã lăng ra chết! Tiền Chung Thư cho rằng: ếch mẹ rất ngu, nó nên so với con trâu xem ai nhỏ nhen hơn ai! Người cho rằng, trên thế gian này tất cả khuyết hàm đều có một bão thường: Keo kiệt được gọi là một mỹ đức; ngu dốt được cho là thật thà; xảo trá được cho là lanh lợi; vô tài cũng được xem là có đức! Như vậy mọi người tha thứ bao dung những khuyết điểm với nhau, tương ảnh tương chiếu, đương nhiên vô sự. Theo tôi thấy, nếu chúng ta luôn luôn có lòng bát nhã bao dung như vậy, đó là Bồ Tát hạnh. Nhưng khổ thay sự bao dung này chỉ tuân hành theo chỉnh trắc của cá nhân mình. Nếu người mà ta ưa thích thì người vô tài cũng trở nên có đức (無才便是德); ngược lại, người hiền lành thật thà cũng bị chỉ trích là đồ chậm hiểu chậm biết!
Câu chuyện hồ ly và trái nho: Một con hồ ly rất đối bụng, thấy những trái nho chín trên cây thật ngon lành, nó dùng đủ mọi cách để hái lấy nho, nhưng kết quả đều thất bại. Một chập sau, nó tự nói: ‘Nho này chưa được chín, chua lắm, cho cũng không thèm’. Chuyện này ám chỉ những người vô dụng, không làm nên sự việc lại tìm lời bào chữa cho mình! Tiền Chung Thư cho rằng: đó cũng là một phương pháp thường dùng của người đời để độc chiếm những tốt lành do mình tìm được, cũng như con hồ ly này, nếu như nó thành công ăn được những trái nho ngọt ngào đó, nó vẫn sẽ nói là chua, như vậy nó sẽ được độc chiếm và tận hưởng cây nho đó. Nhưng theo tôi thấy, đây chính là tinh thần của Ah Q. Một tinh thần tự an ủi! Nếu những tinh thần này có thể làm cho ta giảm đi một phần đau khổ của thất bại, thì đó cũng là một chuyện tốt thôi! (why not?)
Câu chuyện con cáo và con cừu con: Một con cừu con sợ bị cáo bắt, đang ẩn núp trong một ngôi miễu. Cáo nói với cừu: nếu chú không chịu ra, trước sau gì cũng bị người ta lấy để tế Thần. Cừu con đáp: Tôi thà hiến thân cho Thần hơn là hiến thân cho miệng của ông. Đây có nghĩa là: nếu có chết, cũng phải hy sinh một cách đầy ý nghĩa và oanh liệt. Câu chuyện này đã làm tôi rợn cả thân người… phải chăng đây cũng là cách giáo dục trẻ con của những phần tử khủng bố!?
Ngụ ngôn của Áisôpos đều là chuyện kể về thú vật. Mỗi thú vật là một tượng trưng cho một loại người trong xã hội chúng ta. Những nhược điểm, thói xấu và bản chất của con người đã được thể hiện trong những loài thú này một cách rõ ràng và bộc trực. Nó chính là một mãnh gương để người đời soi rõ bộ mặt của mình. Về phương diện… nó có thích hợp cho trẻ con hay không? Đây là một câu hỏi mà ta phải tự hỏi với nhau, vì sự thích hợp đó phải tùy theo loại xã hội mà ta đã xây dựng cho lớp trẻ của thế hệ sau này, và mọi người trong xã hội đó đang đống diễn vai trò gì trong câu chuyện.
Về phương diện tư tưởng bị “thuần khiết hóa”, Tiền Chung Thư cũng nói đúng một phần nào. Những lòai thú thường dùng trong chuyện đều là những loại có đặc tính quen thuộc, như: cáo là xảo trá, sư tử là hung giữ, thỏ là thông minh, rùa là chậm chạp, cừu là hiền lành. Những đặc tính này chính là bản tính của loại thú đó và đây cũng là cái đơn giản hóa mà Tiền Chung Thư đã ám chỉ! Xã hội chúng ta là một đại thiên thế giới đầy sự phức tạp, mâu thuẫn và khúc chiết! Phân biệt của cái thiện và ác, có tội hay không tội, trái hoặc phải, trung và gian chỉ cách nhau một màng giấy mỏng. Nhiều khi cả đến luật pháp trên tòa cũng không thể hạ kết luận cho cái thị và cái phi của một sự kiện. Chúng ta sẽ không thể sinh toàn nếu sự nhận định của ta chỉ quy theo mẫu rập khuôn, hay công thức hóa theo những gì ta thường thấy thường dùng trong đời sống, như ta đã quy định cho đặc tính của các lòai thú kể trên. Thật ra, sư tử hung giữ chỉ khi lúc đang săn mồi, con cừu chưa chắc hiền lành nếu lãnh thổ của nó bị xăm phạm. Còn lòai người chúng ta, đã sát hại biết bao sinh vật không những chỉ vì bụng đói, nhưng lại là để thỏa mãng sự thực dục của mình. Như vậy, lòai thú hung tàn nhứt phải là loài người mới đúng! Nhưng chỉ vì đó là những hành vi ta thường thấy thường làm, nên mọi người chúng ta đều cho đó là hành động của lẽ ‘đương nhiên’, là sự an bày của tạo hóa trong vũ trụ.
Lằn mức giữa đúng và sai, thiện hay ác, thuận và nghịch là những triết lý rất tế nhị, thẳm sâu của đời sống. Nhiều lúc ta có thể phân biệt một cách rõ ràng, nhưng nhiều khi sự khác biệt rất mỏng manh và mơ hồ. Biết bao kiện tụng cãi cọ trên tòa đã chứng minh cho ta thấy, cái đúng và sai nhiều khi chỉ tùy theo quan điểm, gốc độ, tuổi tác, hoàn cảnh, giáo dục của con người. Ở độ tuổi nầy thì đúng, mà bước qua độ tuổi khác lại là sai; trong hoàn cảnh nầy thì đúng, ở hoàn cảnh khác thì sai; đối với chủng tộc nầy thì đúng, mà đối với chủng tộc khác thì sai… Ta có thể nói: chuyện đời luôn luôn là phức tạp như vậy! Nhưng thật ra, những phức tạp đó đều sinh từ tâm của ta. Tâm chính là nguồn gốc sinh ra tất cả ngoại duyên ngoại cảnh. Dưới đây là một kinh nghiệm mà tôi tin chắc nhiều người đã từng trải qua: cùng một nồi canh khổ qua, trong bữa cơm sáng ta lại không thấy đắn, nhưng trong bữa cơm chiều ta lại cảm thấy rất đắn. Như vậy nồi canh đó thật sự là đắn hay không đắn? Đây chính là giáo lý "bất tự sinh" trong đạo Phật. Tức là cái đắn không phải phát xuất từ trái khổ qua, hiện tượng của cái đắn đó chỉ được nhận thức thông qua mối quan hệ với ‘tâm’.
Tôi là một người rất may mắn trong sự trưởng thành, vì tôi thường được theo bà ngoại về chùa khi lúc còn bé, nên hạt giống Phật đã bắt đầu nảy mầm từ thuở nhỏ. Giáo lý của Phật đã giúp và dìu dắt tôi thong dong giữa dòng sông thuận và nghịch của cuộc đời. Người làm tôi tổn thương nhất trên đường tình cảm lại chính là một mục điêu để tôi được rèn luyện thành một người cứng rắn và sáng suốt hơn. Những phương pháp thiền quán trong đạo Phật chính là những bước đường chỉ dẫn cho tôi trong sự rèn luyện này.
Thường có câu, gừng càng già thì càng cay, người càng lớn thì càng khôn, sự thật là như vậy… Tôi còn nhớ một câu của HT Nhất Hạnh: “Có vấp ngả mới nhìn thấy sáng suốt, có đau thương lòng mới cứng rắng hơn”. Mỗi người chúng ta đều phải trải qua nhiều giai đoạn khổ đau trên con đường thành trưởng (growing pain). Chỉ bằng những bài ngụ ngôn này, làm sao giúp những mầm non được nên người và làm sao dìu dắt được chúng đi lên con đường chánh đạo? Hạt giống Phật mới thật sự là nguồn nước miên miên để cho những mầm non được thăng hoa và mậu thịnh.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

ĐA DẠNG VĂN HÓA TRONG ĐỐI THOẠI: SỰ GIÀU CÓ CỦA VĂN HÓA

“The cultural wealth of the world  is its diversity in dialogue”
The UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity was adopted unanimously in a most unusual context. It came in the wake of the events of 11 September 2001, and the UNESCO General Conference, which was meeting for its 31st session, was the first ministerial-level meeting to be held after those terrible events. It was an opportunity for States to reaffirm their conviction that intercultural dialogue is the best guarantee of peace and to reject outright the theory of the inevitable clash of cultures and civilizations.
Such a wide-ranging instrument is a first for the international community.
It raises cultural diversity to the level of “the common heritage of humanity”, “as necessary for humankind as biodiversity is for nature” and makes its defence an ethical imperative indissociable from respect for the dignity of the individual.
The Declaration aims both to preserve cultural diversity as a living, and thus renewable treasure that must not be perceived as being unchanging heritage but as a process guaranteeing the survival of humanity; and to prevent segregation and fundamentalism which, in the name of cultural differences, would sanctify those differences and so counter the message of the Universal Declaration of Human Rights.
The Universal Declaration makes it clear that each individual must acknowledge not only otherness in all its forms but also the plurality of his or her own identity, within societies that are themselves plural.
Only in this way can cultural diversity be preserved as an adaptive process and as a capacity for expression, creation and innovation. The debate between those countries which would like to defend cultural goods and services “which, as vectors of identity, values and meaning, must not be treated as mere commodities or consumer goods”, and those which would hope to promote cultural rights has thus been surpassed, with the two approaches brought together by the Declaration, which has highlighted the causal link uniting two complementary attitudes. One cannot exist without the other.The Declaration, accompanied by the main lines of an action plan, can be an outstanding tool for development, capable of humanizing globalization. Of course, it lays down not instructions but general guidelines to be turned into ground-breaking policies by Member States in their specific
contexts, in partnership with the private sector and civil society.
This Declaration, which sets against inward-looking fundamentalism the prospect of a more open, creative and democratic world, is now one of the founding texts of the new ethics promoted by UNESCO in the early twenty-first century. My hope is that one day it may acquire the same force as the Universal Declaration of Human Rights.
                                                                                Koïchiro Matsuura
(Nguồn: http://unesdoc.unesco.org/)

NGÀY THẾ GIỚI VỀ ĐA DẠNG VĂN HÓA - 21/05

NGÀY THẾ GIỚI VỀ ĐA DẠNG VĂN HÓA: ĐỐI THOẠI VÀ PHÁT TRIỂN (21/05)

          Further to the adoption of UNESCO’s Universal Declaration on Cultural Diversity in November 2001, the General Assembly of the United Nations proclaimed 21 May as World Day for Cultural Diversity for Dialogue and Development (Resolution 57/249).
The Day will provide us with an opportunity to deepen understanding of the values of Cultural Diversity and to learn to “live together” better. This is why UNESCO appeals to the Member States as well as to all civil society to celebrate this World Day by involving as many actors and partners as possible.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

MỐI QUAN HỆ GIỮA SÁNG TẠO VĂN HÓA VÀ HƯỞNG THỤ VĂN HÓA

                                                                               
                                      *** Bùi Thiết***

Một thực tế hiển nhiên mà xưa nay ai cũng biết và thừa nhận: dân cư ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, chịu nhiều thiệt thòi - kém cỏi - lạc hậu nhiều lần hơn dân cư sống ở thị thành. Sự thật đó được khái quát vào trong một thuật ngữ mang nặng tính nhân đạo là NGHÈO thậm chí là ĐÓI, thế rồi người ta nêu ra khẩu hiệu mang nặng tính kinh tế là XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. Những tiêu chí NGHÈO – ĐÓI được quy ra tiền, và tưởng rằng có được tiền (bằng mọi cách) là có thể xoá và giảm ĐÓI – NGHÈO một cách dễ dàng!

Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng quê như những cuộc đánh vật theo chu kỳ, nếu được mùa thì NGHÈO – ĐÓI tự nhiên bỏ cuộc, không may thì lại NGHÈO – ĐÓI ở đâu đó ê mặt ra nhạo báng một cách bỉ ổi. Từ xưa dân gian đã tổng kết: Ăn mày là ai? Ăn mày là ta. Đói cơm rách áo thì ra ăn mày! Những biện pháp XOÁ ĐÓI - GIẢM NGHÈO thực hiện lâu nay trên đại thể mang nặng tính tình huống – tình thế và có nơi có kết quả; nhiều nơi kết quả không bền vững, cũng có nơi phản tác dụng, mang tính may rủi nhiều hơn. Nói chung, khu vực nông thôn và dân cư nông nghiệp đã và đang trải qua những cuộc thử nghiệm XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO một cách bấp bênh. Hiện nay vẫn chưa có được những tổng kết mang tính chiến lược cho sự phát triển của khu vực nông thôn và nông dân nước ta.
Đó là nhìn nhận từ góc độ kinh tế - xã hội đối với cư dân nông thôn, nhưng nhìn từ góc độ VĂN HOÁ, chúng ta lại thấy một bức tranh khác về nông nghiệp – nông thôn, đó là một bức tranh phản cảm, khi được soi rọi vào đó sẽ thấy các mảng màu VĂN HÓA không mấy lạc quan và sáng sủa. Sự thực VĂN HÓA của dân cư nông thôn còn nghiêm trọng và nặng nề hơn là cái ĐÓI và cái NGHÈO. ĐÓI và NGHÈO rất dễ thay đổi, nhưng bộ mặt VĂN HÓA không thể làm sáng sủa hơn bằng tiền và thậm chí nhiều tiền hơn cũng vậy.
Vậy VĂN HÓA của dân cư nông thôn cho đến nay là như thế nào? Nói đến VĂN HÓA của dân cư nông thôn, phải nói đến hai mặt: một là sáng tạo VĂN HÓA hai là hưởng thụ VĂN HOÁ.
Lao động sáng tạo các giá trị văn hóa
Xem xét một cách đầy đủ và toàn diện, cộng đồng dân cư nông thôn không thua kém gì khối dân cư đô thị trong lao động sáng tạo các giá trị văn hoá. Ở một mặt nào đó thì sáng tạo văn hóa của cư dân nông thôn có giá trị vĩnh hằng và truyền thống, duy trì sự sinh tồn bền vững cho đất nước suốt mọi chặng đường lịch sử thăng trầm của dân tộc ta.  
Hằng năm có hàng chục vạn học sinh vào đại học – cao đẳng đều là con em nông dân, các em không chỉ được ăn nuôi học suốt bậc học phổ thông, mà 4 - 5 năm học đại học vẫn còn phải được bú sữa từ gia đình cha mẹ ở làng quê, sẽ trở thành một lực lượng lao động đông đảo các nhà khoa học, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và sẽ là những nhà quản lý tài năng của đất nước trong tương lai gần. Đó là những sáng tạo văn hóa tinh thần vĩ đại nhất cho đất nước từ cộng đồng nông dân khắp mọi miền đất nước.
Nước ta trải qua vô vàn cuộc chiến triền miên hầu hết trai làng ra trận là những giá trị văn hóa tinh thần – văn hóa ứng xử của trai tráng nông dân – nông thôn như là mẫu mực, như là niềm tự hào của cả dân tộc.
Mức độ hưởng thụ văn hoá
Vấn đề không phải là nhìn nhận dân cư nông thôn thiếu cái gì (thường là về mặt vật chất) trong cuộc sống hàng ngày, rồi có kế hoạch kiểu như “bố thí” cho họ được phần nào đó, thế là vội vã lên thành tích đã giải quyết được cho nông dân như kiểu Xoá Đói Giảm Nghèo lâu nay. Ở đây chúng ta phải nhìn một cách tổng thể mức độ hưởng thụ văn hóa của nông dân đã đạt được đến đâu trong thang bậc hưởng thụ văn hóa của toàn xã hội, lấy mức chuẩn của dân cư thành thị bậc trung để làm mức phải đạt được trong một lộ trình cho phép nào đó. Như vậy, dân cư nông thôn không chỉ được hưởng nhiều hơn các giá trị kinh tế vật chất thuần tuý, mà phải được hưởng thụ nhiều hơn các giá trị văn hóa (vật chất - tinh thần - ứng xử) mà chính họ và toàn thể xã hội đã sáng tạo ra. Nên chăng thay khẩu hiệu: Xoá Đói Giảm Nghèo bằng khẩu hiệu: Nâng cao không ngừng mức hưởng thụ văn hóa cho dân cư nông thôn?
Công cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo cho dân cư nông thôn, không hoàn toàn đồng nghĩa với nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa cho họ, mà nhiều khi các giá trị vật chất đó lại là nguyên nhân làm tan nát các tổ ấm truyền thống gia đình và các cộng đồng dân cư nông thôn đã hàng ngàn đời nay “tối lửa tắt đèn” có nhau như ruột thịt. Chúng ta chứng kiến quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa một cách ồ ạt, đã tấn công vào hơn ngàn điểm dân cư nông thôn bao quanh các Thành phố - Thị xã - Thị trấn – Khu chế xuất – Khu công nghiệp, đã cướp đi đất đai sinh sống của họ, nông dân không được chuyển đổi tham gia vào môi trường làm ăn mới, đổi lại họ được đền bù một khối lượng vật chất nhiều khi không tương xứng, họ có tiền làm nhà, mua sắm các thiết bị hiện đại để hưởng thụ một cách tuỳ hứng, con em họ sống nhờ vào tiền đền bù để mua về nhiều tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng. Trong ngôi nhà mới khang trang thay cho ngôi nhà tranh từng là tổ ấm của nhiều thế hệ nay trở nên lạnh lẽo hoang vắng bởi con em họ nghiện ngập, tù đầy. Được ở nhà cao sang nhưng đời sống tinh thần và tai tiếng của người đời đeo đẳng suốt cả cuộc đời người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Như thế đủ biết, tiền bạc - của cải rất cần cho cuộc sống của con người, nhưng sự nô lệ vào tiền bạc và của cải không phải thước đo để đánh giá trình độ thụ hưởng văn hóa dù là dân cư nông thôn hay dân cư thị thành!
Sự thụ hưởng văn hóa của dân cư nông thôn không chỉ là ngôi nhà để ở, bát cơm để ăn no từng ngày, mà còn rất nhiều thứ khác nữa, đâu đâu cũng thấy những vắng thiếu, những lo âu và toan tính. Quy cho cùng đó vẫn là việc họ không được thụ hưởng văn hóa một cách công bằng như dân cư thị thành, so với những sáng tạo các giá trị văn hóa từ cộng đồng dân cư này.
Ta lấy việc học hành của con em nông dân nông thôn làm ví dụ; khi nói đến lịch đại, chẳng hạn lịch sử của 65 năm trước CHXHCN Việt Nam đã có hàng chục thế hệ con em nông dân được bố mẹ nuôi ăn học thành tài, đảm đương một cách trọn vẹn và xuất sắc cho công cuộc giữ nước, xây dựng đất nước và đội ngũ đông đảo này đã sáng tạo ra một khối lượng giá trị văn hóa đồ sộ cho đất nước. Tất cả những của cải đó được phân phối không công bằng cho nông thôn; như hệ thống hình học, hệ thống nhà trường cấp huyện – xã cho đến nay vẫn là mong ước cháy bỏng của dân cư ruộng đồng. Người nông dân nói riêng và cộng đồng dân cư nông nghiệp nói chung có quyền đòi được phân phối lại giá trị mà con em họ đã làm ra cho xã hội, cũng có nghĩa là con em họ phải đền ơn nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thông qua những biện pháp tích cực nâng cao đời sống văn hóa cho dân cư nông thôn, do nhà nước thực hiện.
Sự hưởng thụ những giá trị văn hóa được gọi là những tiến bộ của khoa học kỹ thuật của cư dân nông nghiệp rõ ràng là thấp kém hơn so với dân cư thị thành, đã thế các mặt trái của các phương tiện hiện đại đó tìm được thị trường béo bở ở dân cư nông thôn chủ yếu là ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên, trung niên.
Có thể lấy hàng chục – hàng trăm những minh chứng để nói lên rằng dân cư nông nghiệp – nông thôn không những không được hưởng thụ một cách quan phương – công bằng mọi giá trị văn hóa do họ và cộng đồng sáng tạo ra, họ thua thiệt đủ thứ, và hơn thế nữa họ lại bị sức ép từ phía các giá trị văn hóa được sáng tạo ra bởi khoa học và công nghệ hiện đại. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trước mắt và lâu dài không chỉ là việc cư dân nông thôn phải làm gì, nông nghiệp phát triển đến đâu, mà còn là việc nâng cao không ngừng trình độ thụ hưởng văn hóa một cách đầy đủ - công bằng - tiện lợi cho dân cư nông thôn, với những biện pháp và lộ trình có tính khẩu hiệu xây dựng xã hội nông thôn Công bằng- Dân chủ - Văn Minh./.
                                                             
                                                                  (Nguồn: Unescovietam.vn)

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

TRAO ĐỔI VÀ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA

2010 – NĂM QUỐC TẾ TÁI LẬP CÁC NỀN VĂN HÓA


Chúng ta đang sống trong một thế giới được đánh dấu bởi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong tất cả các hoạt động của con người. Kết quả của sự thụ tinh chéo trong xã hội đã cung cấp những cơ hội mới để tăng cường quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia; giữa các nền văn hóa trên toàn thế giới. Đồng thời, quá trình toàn cầu hóa cũng dẫn đến hệ lụy về cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường và đạo đức ngày càng tăng; tạo cảm giác bất an và sự thiếu tin tưởng. Do đó, Liên hợp quốc và UNESCO đã có nghị quyết thực hiện Năm Quốc tế tái lập các nền văn hóa nhắm kết nối công dân toàn cầu. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Tổng Giám đốc UNESCO về vấn đề này.
Trong ánh sáng của sự tiến bộ xã hội, tôi đã đề xuất một tầm nhìn mới hướng tới nhân loại toàn cầu, mà tôi gọi là "chủ nghĩa nhân văn mới". Tôi tin rằng UNESCO được cung cấp các điểm mạnh cần thiết như là một người theo dõi chủ nghĩa nhân văn trong toàn cầu hóa và khủng hoảng xã hội. Để đối phó với các cảm giác dễ bị tổn thương đang lan tỏa, chúng ta thực sự cần có những hoạt động mang hình thức mới để bảo vệ sự gắn kết xã hội và giữ gìn hòa bình.
Trong quan điểm về sự cấp thiết này, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố 2010 là Năm Quốc tế tái lập các nền văn hóa và công nhận UNESCO như là cơ quan dẫn đầu trong việc hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm. Đó là nhờ kinh nghiệm hơn 60 năm của UNESCO trong công tác thúc đẩy "sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc".
Nền văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà còn là lối sống, hệ thống giá trị của truyền thống và tín ngưỡng. Thế giới toàn cầu hóa được đánh dấu bởi sự trao đổi ngày càng nhanh và phức tạp. Hiện nay, bảo vệ và phát huy sự đa dạng phong phú này đặt ra nhiều thách thức. Quả thật, văn hóa không được cụ thể hóa trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ như thông lệ thường có, điều đó khiến tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng những mối liên kết giữa văn hóa và phát triển thì mạnh mẽ tới mức sự phát triển không thể loại trừ văn hóa. Tôi kiên định rằng, thông qua các sáng kiến mới, những liên kết này không thể tách rời.
Mục tiêu của năm quốc tế này là giúp triệt tiêu bất kỳ hiểu nhầm nào bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, thành kiến; loại trừ căng thẳng, bất an, bạo lực và xung đột. Nhiệm vụ sẽ là, vận động cho đối thoại và sự hiểu biết chung; thúc đẩy tôn trọng văn hóa của nhau và phá vỡ rào cản giữa các nền văn hóa đa sắc tộc. Trao đổi và đối thoại giữa các nền văn hóa là công cụ tốt nhất để xây dựng tòa nhà hòa bình.
Bốn chiến lược chính của hành động năm nay được thông qua, bao gồm: sự đối ứng của văn hoá, ngôn ngữ đa dạng sắc tộc và tôn giáo; xây dựng một khuôn khổ mang tầm phổ quát toàn cầu; tăng cường chất lượng giáo dục và năng lực giao tiếp giữa các nền văn hoá; đối thoại, bồi dưỡng con người để phát triển bền vững.
Tôi muốn kêu gọi tất cả các đối tác của UNESCO thống nhất hành động, bao gồm các: Uỷ ban Quốc gia UNESCO, cơ quan của hệ thống Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, Đại sứ thiện chí và Nghệ sĩ vì hòa bình. Có liên đới là  trường học, câu lạc bộ và các trung tâm, nghị sỹ, quan chức được bầu tại địa phương, phương tiện truyền thông, nhà lãnh đạo tư tưởng; các tổ chức thanh niên, toàn thể xã hội dân sự bao gồm cả khu vực tư nhân. Với những nỗ lực của mọi người, các lễ kỷ niệm trong năm 2010 sẽ nhận được sự chú ý cao và tầm ảnh hưởng lớn nhất có thể tại các địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Trong hoàn cảnh những thách thức mới của một thế giới ngày càng gắn kết với nhau, tôi mong chúng ta chung tay xây dựng cầu nối vững chắc, dựa trên tình đoàn kết giữa tất cả các nền văn hóa nhằm tạo ra môi trường sống hữu nghị, cùng hợp tác và phát triển.
                                                         Thân ái!
                                                                          IRINA BOKOVA
            (Nguồn: unescovietnam.vn)

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LÝ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA
THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG
Một số nội dung chính của 'Lý thuyết tương tác biểu trưng' và một số vấn đề đặt ra đối với Công tác xã hội.
1/Khái niệm:
Tương tác biểu trưng là một phần của tương tác xã hội. Cho nên muốn hiểu về khái niệm lý thuyết tương tác biểu trưng chúng ta cần phải hiểu thế nào là tương tác xã hội. Tương tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động. Trong quá trình tương tác này, sự tác động qua lại sẽ được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác.
Khái niệm lý thuyết tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lý giải chúng.
Theo khái niệm thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi mà khả năng nhận thức và tư duy còn giản đơn nên để giao tiếp với trẻ chúng ta cần phải đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu chúng và lý giải được những suy nghĩ, hành động của trẻ.
Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể được con người gán cho những ý nghĩa và trở thành biểu tượng trong giao tiếp. Ví dụ khi cha mẹ không đồng ý với hành động của trẻ thì cha mẹ sẽ lắc đầu hoặc đồng ý thì sẽ gật đầu…
Lý thuyết tương tác biểu trưng cũng không bỏ qua hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất trong quá trình tương tác giữa các cá nhân đó là ngôn ngữ nói và viết. Bởi quá trình tương tác rất phong phú và đa dạng các biểu tượng bằng gán cho không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ, hành động của các đối tượng trong quá trình giao tiếp nên rất các biểu tượng quy ước như ngôn ngữ nói và viết.
2, Các quan điểm về lý thuyết tương tác biểu trưng
Lý thuyết tương tác biểu trưng có rất nhiều quan điểm khác nhau trong đó nổi bật lên là quan điểm của Herbert Blumer và Mead.
Theo Mead thì trẻ học cách tương tác với những người khác thông qua sự bắt chước và thấm nhuần một hệ thống chung các biểu tượng và cho phép có được sự thoả ước xã hội về ý nghĩa cho đến khi nào trẻ có thể hành động tương tác theo các vai trò khác nhau, thực hiện được sự đối thoại nội tại giữa cái tôi khách quan và cái tôi chủ quan, và quan hệ giữa các nhóm xã hội được xem như là : ”Sự khái quát, tổng hợp về những vấn đề khác ”.
Thông qua các biểu tượng, ý nghĩa hình thành, các cá nhân thường được xem là duy nhất vì họ có thể hình dung được hệ quả của các hình thức giao tiếp biểu tượng đối với những cá nhân khác.
Theo quan điểm của Herbert Blumer thì tương tác luận biểu trưng dựa trên ba luận đề sau :Thứ nhất: Con người hành động dựa trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài như các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong như các bản năng. Do đó, tương tác luận biểu trưng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiết chế xã hội.Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinh từ quá trình tương tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tương lai. Các ý nghĩa được sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trong các tình huống tương tác hơn là được cố định và xác định trước. Trong quá trình tương tác, chủ thể không tuân thú một cách nô lệ các chuẩn mực được xác định trước. cũng không máy móc thực hiện các vai trò được thiết lập chính thức.
Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tương tác. Bằng việc đóng vai trò của người khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý định của người khác. Bằng cơ chế "tự tương tác", các cá nhân biến cải hoặc thay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thay thế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ. Như vậy, các ý nghĩa chỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tương tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp.

Tóm lại Blumer nhấn mạnh rằng con người là những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tương tác xã hội của họ. Đây là quá trình xã hội trong đó đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm.
3. Một số khái niệm cơ bản của trường phái Tương tác biểu trưng.a, I, Me và Self:
Theo Mead, Self được cấu thành từ phần là I và Me. I là khía cạnh chủ quan, Me là khía cạnh khách quan. Trong việc thực hiện quá trình hành động, về mặt tinh thần, con người có 2 cách nhìn nhận, lựa chọn 1 trong 2 cái I và Me.
Hành vi của con người là kết quả của sự tác động bên trong và sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa 2 thành phần của Self.
b, Biểu tượng:
Biểu tượng có nghĩa là lấy X để thay thế cho Y, nó có vai trò quan trọng và có những đặc trưng rất phức tạp:Những biểu tượng là những từ ngữ, hành động và những vật mà con người sử dụng trong những hoàn cảnh.Những biểu tượng được tạo ra tùy thuộc vào mục đích giao tiếp và thay thế.Những biểu tượng được sử dụng có chủ đích trong các tình huống.
Những biểu tượng không được ổn định, ý nghĩa phụ thuộc vào cách mà các nhóm đặc thù sử dụng chúng.
Vai trò của biểu tượng:
Biểu tượng là trọng tâm đối với tư duy con người, những biểu tượng cho phép chúng ta phân tích hoàn cảnh, xác định chúng, áp dụng những kinh nghiệm trong quá khứ vào hoàn cảnh mới, nghĩ tới hậu quả của hành động trước khi chúng ta hành động.
Những biểu tượng làm chúng ta học dễ dàng hơn, chúng cho phép chúng ta phân loại các kinh nghiệm và những điều chúng ta học được.Những nguyên tắc cơ bản của thuyết Tương tác biểu trưng:Loài người không như loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy. Khả năng tư duy được hình thành thông qua tương tác xã hội. Nguyên tắc này cho phép ta phân tích các quan hệ xã hội và bản chất tư duy con người.Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt.Các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt.Mọi người có khả năng biến đổi ít hay nhiều các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh.Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì một phần nhờ khả năng tương tác với nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối và đưa ra phương án lựa chọn hợp lí.
Chính mô hình hành động này được hòa trộn, đan xen vào nhau và tương tác đã tạo ra nhóm cũng như xã hội.
4, Kỹ năng phản hồi khai thác cảm xúc.
a/ Khái niệm.
Phản hồi là việc nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời thân chủ một cách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ.Có thể nói phản hồi là việc nhân viên công tác xã hội tăng cường ý thức về những gì thân chủ làm và làm như thế nào. Về thực chất thì đó là quá trình tiếp nhận và truyền thông tin về hành vi.
b/ Ý nghĩa của kỹ năng phản hồi khai thác cảm xúc đối với CTXH.
Đối với thân chủ:Với kỹ năng phản hồi- khai thác cảm xúc sẽ giúp thân chủ cảm thấy có người đang lắng nghe mình, hiểu mình. Đồng thời với kỹ năng này thân chủ cảm thấy được khích lệ và giúp họ ý thức được điều họ vừa nói và có trách nhiệm với những lời nói đó. Bên cạnh đó trong quá trình tiếp nhận và truyền thông tin thân chủ nhận thấy mình được quý trọng từ đó sẽ có tâm trạng thoải mái trong việc bày tỏ vấn đề của mình với nhân viên công tác xã hội.
Đối với nhân viên công tác xã hội:Trong quá trình tiếp nhận và thu thập thông tin từ phía thân chủ với kỹ năng phản hồi – khai thác cảm xúc được vận dụng thì nhân viên công tác xã hội sẽ thấy được rằng mình hiểu vấn đề của thân chủ như vậy là không sai, không suy diễn so với những gì thân chủ vừa bày tỏ. Còn trong trường hợp nếu nhân viên công tác xã hội hiểu sai vấn đề của thân chủ thì sẽ được thân chủ giải thích, điều chỉnh một cách kịp thời. Phản hồi giúp thân chủ hiểu vấn đề của thân chủ sâu hơn, chính xác hơn. Mặt khác việc phản hồi trong giao tiếp giúp nhân viên công tác xã hội xây dựng được mối quan hệ trợ giúp cởi mở, tâm tình với thân chủ từ đó quá trình trị liệu, trợ giúp thân chủ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
c/ Các loại phản hồi.
Có 3 loại phản hồi- khai thác cảm xúc đó là:
Phản hồi lặp lại câu nói của thân chủ (sự nhắc lại), phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình) và phản hồi soi sáng.
Phản hồi lặp lại câu nói của thân chủ (hay còn gọi là sự nhắc lại):
Khi thân chủ gặp nhà công tác xã hội họ thường ở trong tâm trạng bối rối lo lắng nên những gì họ nói có thể vòng vo không theo một trật tự logic nào cả. Khi đó nhà công tác xã hội sử dụng phản hồi lặp lại nội dung mà thân chủ đã nói để tóm lược câu chuyện, sắp xếp lại những nội dung chính mà thân chủ đã nói.Nghĩa là nhân viên công tác xã hội sẽ chọn ra những chi tiết nội dung quan trọng nhất trong những điều thân chủ vừa nói rồi diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn với ngôn ngữ của chính bản thân mình.Theo Kathenryn Genldard và Davi Genldard phản hồi lại nội dung giúp cho nhà công tác xã hội tiếp cân thân chủ mà không làm xao nhãng khía cạnh “Thân chủ trọng tâm” và có thể bắt đầu được câu chuyện.Với cách này thân chủ sẽ đối mặt được với điều chính yếu, với vấn đề chính mà họ vừa bộc lộ với nhân viên công tác xã hội. Mặt khác, thân chủ sẽ có cảm giác là người nhân viên công tác xã hội ngồi trước mặt họ đang lắng nghe những vấn đề mà họ gặp phải và thân chủ cũng ý thức đầy đủ hơn về những điều mà họ đã nói ra. Vì vậy loại phản hồi nhắc lại làm tăng sự chú ý của thân chủ vào những gì họ nói.
Tóm lại phản hồi nhắc lại những nội dung mà thân chủ đã nói giúp thân chủ bứt lên khám phá bản thân mình.
Phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình):
Theo M.Daigneault thân chủ bày tỏ thường bắt đầu bằng các cảm xúc hay cảm giác và chính sự phản hồi cảm xúc giúp giải mã các vấn đề. Tuy nhiên, phản hồi cảm xúc thường không được trình bày rõ ràng. Vì vậy khi phản hồi cảm xúc nhà công tác xã hội phải tính tới những gì nhìn thấy, nghe thấy, đưa ra các kết luận hoặc giả thuyết từ một cảm xúc, một tình huống do thân chủ bộc lộ.Trong quá trình giao tiếp tiếp nhận thông tin phản hồi thì nhân viên công tác xã hội phải đặt tên cho loại cảm xúc, tình cảm đó và phản hồi lại điều đó theo cách mà làm cho thân chủ cảm thấy dễ chịu, phù hợp với sự diễn tả của thân chủ.
Nhân viên công tác xã hộicũng có thể phản hồi lại một cảm giác ngầm ẩn mà mình cảm thấy thông qua những dấu hiệu như: Sự lựa chọn từ, một tiếng thở dài… để làm được điều này nhân viên công tác xã hội phải quan sát các hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ.Nhân viên công tác xã hội phải giúp thân chủ đối diện với những cảm giác tiêu cực và khó chịu bằng cách mà họ có thể thích nghi chứ không thể nào bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của họ.
Phản hồi soi sáng:
Trong các hình thức phản hồi thì soi sáng vấn đề của thân chủ bằng cách lôi lên bề mặt ý thức những cảm nhận vô thức của thân chủ và làm sáng tỏ chúng là cách làm “cao cấp” hơn cả.Nếu nhân viên công tác xã hội có kinh nghiệm hay nhạy cảm sẽ điều chỉnh được mối quan tâm ngầm ẩn của thân chủ bằng cách soi sáng những dấu hiệu ngầm ẩn, gián tiếp bên trong. Có nghĩa là nhà công tác xã hội hóa giải tâm trạng ngầm ẩn của thân chủ, chuyển hoá những cảm xúc, sự cảm nhận ngầm ẩn đôi khi là vô thức thành lời nói. Hình thức phản hồi cảm xúc đạt đến tính chuyên nghiệp và phản hồi soi sáng được gọi là phản hồi thấu hiểu hay thấu hiểu.
d, Luyện kĩ năng phản hồi.
Trong kĩ năng phản hồi C.Rogers tập trung hướng dẫn cho người học biết cách mô tả những từ khoá nói lên tâm trạng của thân chủ mà người học cảm nhận được, sau đó phát biểu gián tiếp cảm nhận của thân chủ về thông điệp nói đến và phản hồi trực tiếp cảm xúc liên quan đề sự kiện đó, cuối cùng quan sát phản ứng của thân chủ để có sự phản hồi lại từ phía thân chủ
Trong khi đó M. Daignieault tập trung nói về sự phản hồi thấu hiểu của người trợ giúp. Theo ông có 5 cách phản hồi thấu hiểu khác nhau:+ Giúp thân chủ nhận thức lại cảm xúc mà thân chủ vừa bộc lộ. Để thân chủ tự do khám phá bản thân, nhân viên công tác xã hội cần giúp thân chủ nhận thức được cảm xúc của họ.+ Giúp thân chủ làm sáng tỏ nguyên nhân của sự trải nghiệm cảm xúc: Nhân viên công tác xã hội phản hồi tình cảm của thân chủ kèm theo nội dung gây ra tình cảm đó.
+ Lôi kéo thân chủ tập trung vào tình cảm ngầm của anh ta: Thông thường các thân chủ bày tỏ tình cảm của mình qua hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trên bề mặt ngôn ngữ nên nhân viên công tác xã hội có thể lôi kéo anh ta tập trung vào tình cảm ngầm ẩn.
+ Động viên, an ủi thân chủ: Phản hồi tốt pahỉ tránh được các nhận xét mang tính đánh giá của nhà tham vấn và cần giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực.+ Đặt thân chủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng: Khi thân chủ nhìn thấy mình được thông cảm, được hiểu họ thất được an ủi, nhưng đôi khi cũng có thể đặt thân chủ vào tình trạng phá xỡ sự cân bằng cố hữu, đẩy anh ta vào việc ý thức một cách có dụng ý khiêu khích bằng cách phản hồi quá lên so với thực tế, làm đậm hơn cảm xúc của thân chủ.
Kết luận.
Khi sử dụng kỹ năng phản hồi nhà công tác xã hội có thể dựa vào tình huống trợ giúp để sử dụng phản hồi nội dung, phản hồi cảm xúc hay phản hồi kết hợp.Các câu phản hồi cần phải diễn tả lại đúng những gì đang diễn ra nơi thân chủ, không kèm theo thái độ đánh giá.
Phản hồi tốt sẽ đem lại hiệu quả trong mối quan hệ trợ giúp với thân chủ.
(Nguồn: http://www.vnsocialwork.net)